TRANG NHẤT > THẾ GIỚI
Cập nhật 25/09/2020 (GMT+7)

Châu Á vượt Bắc Mỹ, thành khu vực có số ca mắc COVID-19 cao nhất

Tại châu Á, Ấn Độ là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 5.816.103 ca mắc, trong đó có 92.317 ca tử vong. Tiếp theo là Iran với 436.319 ca mắc và 25.015 ca tử vong.

Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại Mumbai, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại Mumbai, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo trang thống kê trên worldometers.info, tính đến 8 giờ sáng 25/9, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 32.394.777 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó 987.065 ca tử vong.

Hiện châu Á đã vượt Bắc Mỹ trở thành khu vực có nhiều ca mắc nhất (9.935.973 ca) và 184.241 ca tử vong, trong khi Bắc Mỹ có 8.567.818 ca mắc và 303.981 ca tử vong. Tiếp theo là khu vực Nam Mỹ có 7.752.403 ca mắc với 244.883 ca tử vong.

Tại châu Á, Ấn Độ là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 5.816.103 ca mắc, trong đó có 92.317 ca tử vong. Tiếp theo là Iran với 436.319 ca mắc và 25.015 ca tử vong.

Ở khu vực Đông Nam Á, Philippines có số ca mắc cao nhất với 296.755 ca trong khi Indonesia ghi nhận số ca tử vong cao nhất với 10.105 ca, gấp đôi con số ở Philippines.

Ngày 24/9, một ủy ban của Trung tâm Xử lý tình hình dịch COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan đề xuất Chính phủ gia hạn sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp thêm một tháng cho tới hết tháng 10 nhằm đảm bảo sự hợp tác và phản ứng nhanh hơn của các cơ quan chính phủ trong cuộc khủng hoảng COVID-19.

CCSA lưu ý sự gia tăng của các ca lây nhiễm ở nước láng giềng Myanmar, nơi số ca mắc mới hằng ngày đã tăng mức trên 500.


Chau A vuot Bac My, thanh khu vuc co so ca mac COVID-19 cao nhat hinh anh 1Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 13/9/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)


Mỹ hiện vẫn là nước bị ảnh hưởng nhất thế giới với 7.184.801 ca mắc và 207.515 ca tử vong. Tại Bắc Mỹ, Mexico có số ca mắc cao thứ hai với 710.049 ca. Các nước như Canada, Cộng hòa Dominica, Panama hiện đều ghi nhận hơn 100.000 ca mắc.

Trong khi đó, tại Nam Mỹ, sau Brazil với hơn 4,6 triệu ca mắc, các nước như Colombia, Peru, Argentina đều ghi nhận hơn 670.000 ca mắc.

Dù số ca nhiễm và tử vong tại châu Âu ít hơn nhiều so với 3 khu vực trên, song ngày 24/9, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra báo động về tình hình dịch đang trở nên tồi tệ hơn so với mức đỉnh tháng 3 ở một số quốc gia thành viên.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã liệt kê Tây Ban Nha, Romania, Bulgaria, Croatia, Hungary, Cộng hòa Séc và Malta là những quốc gia đặc biệt "đáng lo ngại." Theo đó, 7 nước trên đã ghi nhận hoặc đang có xu hướng gia tăng các trường hợp nhập viện, các ca nặng và cả số trường hợp tử vong.

Tại các quốc gia khác như Pháp và Anh, tỷ lệ lây nhiễm gia tăng chủ yếu ở những người trẻ tuổi, vốn là đối tượng ít có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, các nước này cũng đang ghi nhận xu hướng đáng lo ngại khi ngày càng có thêm nhiều người già nhiễm bệnh. Ủy viên EU phụ trách y tế Stella Kyriakides kêu gọi các biện pháp mới để ngăn chặn làn sóng thứ hai của dịch bệnh.

Châu Phi và châu Đại Dương là hai khu vực ít bị ảnh hưởng nhất trên thế giới. Châu Phi ghi nhận tổng cộng 1.444.592 ca nhiễm và 34.758 ca tử vong. Tuy nhiên, là nơi tập trung những nước nghèo nhất thế giới, châu Phi gặp nhiều khó khăn hơn so với các nơi khác trong công tác phòng chống và ứng phó với các tác động của dịch.


Chau A vuot Bac My, thanh khu vuc co so ca mac COVID-19 cao nhat hinh anh 2Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Johannesburg, Nam Phi, ngày 21/8/2020.
(Ảnh: THX/TTXVN)


Ngày 24/9, nguyên thủ nhiều nước châu Phi đã kêu gọi Liên hợp quốc tăng cường đoàn kết quốc tế để đối mặt với đại dịch COVID-19, trong đó có việc hủy bỏ nợ công cho các quốc gia ở châu lục Đen và cung cấp hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Phát biểu của Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou gửi tới phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 75 nêu rõ trong bối cảnh đối mặt với tình trạng khẩn cấp hiện nay, các nước châu Phi cần được hỗ trợ tài chính tương ứng với cuộc khủng hoảng kinh tế mà họ đang trải qua.

Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Félix Tshisekedi, Tổng thống Burkina Faso Marc Christian Kaboré cho rằng Liên hợp quốc cần giãn nợ hoặc xóa nợ để giúp các nước đối phó với thách thức hiện nay.

Tổng thống Côte d’Ivoire Alassane Ouattara cho rằng các nền kinh tế lớn "hỗ trợ không đủ" và "không tương xứng với nhu cầu thực tế” của các nước châu Phi. Ông Ouattara ước tính châu Phi sẽ cần khoảng 100 tỷ USD mỗi năm trong vòng 3 năm tới.

Người phát ngôn IMF Gerry Rice ngày 24/9 nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu ít u ám hơn so với dự báo đưa ra 3 tháng trước đây nhờ hoạt động kinh tế của Trung Quốc và các nền kinh tế tiên tiến khác khả quan ngoài dự đoán, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức do dịch COVID-19 cũng như tác động của đại dịch đối với nhiều lĩnh vực kinh tế./.

Nguồn vietnamplus.vn
Quay lại In bản tin này Gửi tin này cho bạn bè  
Họ tên
Email  
Nội dung
 
 Các tin khác
Vì một ASEAN gắn kết, trách nhiệm và chủ động thích ứng (12/11)
Tiếp tục đưa công dân Việt Nam về nước (12/11)
Mi-an-ma tiến hành tổng tuyển cử (09/11)
Khẳng định hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ (09/11)
Xả súng ở Áo, hai người chết và 15 người bị thương (03/11)
Hơn 95 triệu cử tri bỏ phiếu sớm, Mỹ siết chặt an ninh (03/11)
Pháp phong tỏa toàn quốc trong bốn tuần để chống dịch Covid-19 (29/10)
Châu Âu trước mối nguy bùng phát làn sóng Covid-19 mới (14/10)
Hàn Quốc tái khẳng định thúc đẩy chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (07/10)
Thái Lan cho phép lao động nhập cư ở lại sau khi hết hạn hợp đồng (07/10)
Việt Nam hoan nghênh tân Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam (02/10)
Việt Nam tham dự Phiên họp trực tuyến cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (25/09)
Khẳng định vai trò của LHQ vì một thế giới phát triển bền vững (23/09)
Việt Nam tham dự khóa họp các Hội đồng của các nước thành viên WIPO (23/09)
Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên họp cấp cao của ĐHĐ LHQ kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ (22/09)
 

Xem tin ngày:

 Truyền hình internet


 Tìm kiếm

Trong:

 Thông tin mới

cuoc thi

Cuoc thi

Quản lý văn bản điều hành

Sách mô hình hay cách làm tốt

Gia Lai 90 nam hinh thanh va phat trien

Thong tin sinh hoat Chi bo

câu hỏi thi viết

Câu hỏi Cuộc thi

bien dao

Đặc san số tháng 1 năm 2015

Thông tin Tuyên giáo Gia Lai


 Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nhu cầu quan trọng nhất của thanh niên hiện nay là gì?

  1. Học tập nâng cao trình độ.
  2. Việc làm.
  3. Vay vốn để sản xuất kinh doanh.
  4. Hoạt động vui chơi giải trí.
  5. Nhu cầu khác.

Theo bạn, thanh niên hiện nay có sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa không?

  1. Sẵn sàng tham gia
  2. Tham gia nhưng phải có chế độ, chính sách
  3. Không sẵn sàng tham gia


Số người truy cập 7575935
Số người Online 429

Trang Thông Tin Điện Tử Ban Tuyên giáo tỉnh Gia Lai

Cơ quan chủ quản: Ban Tuyên giáo tỉnh Gia Lai
Giấy phép số  147/GP-TTĐT Cục quản lý Phát thanh-Truyền hình-Bộ thông tin và truyền thông cấp
Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng - TP.Pleiku - Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3717002 - Fax: (0269) 3871503
Email: thongtintuyengiaogl@gmail.com
Ghi rõ nguồn thongtintuyengiaogialai.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này