TRANG NHẤT > KINH TẾ-XÃ HỘI
Cập nhật 20/02/2023 (GMT+7)

Một số kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022; nhiệm vụ trong thời gia tới

1. Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022



Về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Việc công khai, minh bạch và thực hiện trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng có chuyển biến tích cực; kịp thời công bố, công khai, thông tin báo chí về những vụ việc dư luận xã hội quan tâm, kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; các bộ, ngành, địa phương kiểm tra tại 14.425 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch (tăng 39,71% so với năm 2021), phát hiện, chấn chỉnh, xử lý đối với 111 cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm.

Cải cách thủ tục hành chính tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét. Việc công khai, công bố, cập nhật các TTHC được thực hiện thường xuyên trên Cổng dịch vụ công quốc gia và các kênh thông tin khác theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tra cứu, tìm hiểu và thực hiện thủ tục hành chính.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, tổng số lượng giao dịch nội tệ qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt trên 153,14 triệu giao dịch, với giá trị đạt trên 170,54 triệu tỷ đồng (tăng 11,02% về số lượng và 37,07% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2021). Tổng giá trị giao dịch qua Hệ thống bù trừ điện tử và chuyển mạch tài chính đạt hơn 3.665,42 triệu giao dịch, với giá trị đạt gần 39,09 triệu tỷ đồng.

Theo báo cáo của các bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan, năm 2022 có 19 người đứng đầu đã bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng (xử lý hình sự 10 người, cách chức 01 người, cảnh cáo 05 người, khiển trách 03 người). Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu đã có tác dụng răn đe, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình phụ trách.

Về phòng, chống tham nhũng tại các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo; các bộ, ngành, địa phương chú trọng tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước; đã tuyên truyền, tập huấn cho các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, công ty đại chúng, các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán[1]… về các quy định pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố…

Công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

Toàn ngành Thanh tra đã triển khai 7.844 cuộc thanh tra hành chính và 195.326 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 79.102,2tỷ đồng, 10.621,2ha đất. Qua đôn đốc, các cơ quan chức năng đã thu hồi 114.012,3 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 42,5%), 537,5 ha đất; xử lý hành chính 2.917 tổ chức, 7.498 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 98 vụ, 135 đối tượng; khởi tố 16 vụ, 68 đối tượng.

Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 24.075 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ  89,1%. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 132,9 tỷ đồng, 122,1 ha đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân 148,9 tỷ đồng, 20,5 ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 119 tổ chức, 576 cá nhân; kiến nghị xử lý 547 người; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 32 vụ, 55 đối tượng.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 36.293,5 tỷ đồng.

Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng

Các Cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 687 vụ án, 1.439 bị can phạm tội về tham nhũng. Đã kết luận điều tra và đề nghị truy tố 336 vụ/765 bị can; tạm đình chỉ điều tra 34 vụ/50 bị can; đình chỉ điều tra 08 vụ/03 bị can; thay đổi tội danh 04 vụ/02 bị can; nhập vụ án 01 vụ; chuyển Cơ quan điều tra hình sự - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng điều tra theo thẩm quyền 01 vụ/02 bị can…

Công tác thi hành án liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng:Tổng số phải thi hành là 3.973 việc, tương ứng với   tỷ 972 triệu đồng; trong đó: số có điều kiện thi hành là 2.739 việc tương ứng với  tỷ 296 triệu đồng; đã thi hành xong 1.895 việc, tương ứng với  tỷ 592 triệu đồng (tăng hơn 11.895 tỷ đồng, tương đương tăng 290,51% về tiền so với năm 2021).

Nhìn chung, trong thời gian qua, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, tuy nhiên vẫn có diễn biến phức tạp, gây khó khăn và ảnh hưởng đếnđời sống của Nhân dân nói chung và ảnh hưởng đến công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng, song công tác phòng, chống tham nhũng luôn được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả quan trọng, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua còn một số khó khăn, hạn chế: Công tác xây dựng hoàn thiện thể chế trong một số trường hợp còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực vẫn còn thiếu chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý; một số quy định về quản lý kinh tế - xã hội còn sơ hở, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, dễ làm nảy sinh tham nhũng nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung… Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả chưa cao, chưa tạo được sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức và người dân về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

2. Phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023

- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đề cao sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm và làm đi đôi với nói của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…

- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, thi hành án; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi giao dịch với cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng…

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là cơ quan thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ở các cấp, các ngành, các đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng.

- Phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khu vực ngoài nhà nước./.



[1]Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã triển khai 25 đoàn thanh, kiểm tra định kỳ và 40 đoàn kiểm tra đột xuất về hoạt động chào bán, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ, chào mua công khai, việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đại chúng, tổ chức niêm yết,... việc tuân thủ quy định pháp luật chứng khoán đối với các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.


Đức Ngọc (Tổng hợp)
Quay lại In bản tin này Gửi tin này cho bạn bè  
Họ tên
Email  
Nội dung
 
 Các tin khác
Công ty 715 (Binh đoàn 15) tặng quà công nhân dịp “Tháng Công nhân” (23/05)
Mặt trận tổ quốc các cấp tích cực chăm lo cho người nghèo (31/03)
Công tác kiểm tra và công tác giám sát của Đảng: Những điểm giống và khác nhau (20/02)
Hội thi giáo viên dạy giỏihuyện Đức Cơ lần thứ VI, năm 2022 (27/09)
Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 2025 (29/09)
Nông nghiệp, nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu (29/09)
Một số quy định cần quan tâm của luật phòng, chống tác hại thuốc lá (29/09)
Gia Lai tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy (29/09)
Tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa (27/09)
Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng, nhiệm vụ của toàn dân trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (4.0) (21/09)
Trao 2nhà mái ấm cho công nhân đồng bào dân tộc thiểu số (14/09)
Tin: Binh đoàn 15 tổ chức ngày hội "Hiến máu tình nguyện" (15/09)
Binh đoàn 15 tổ chức ngày hội "Hiến máu tình nguyện" (13/09)
Niềm vui trong những căn nhà “Chữ thập đỏ” (13/09)
Một số thông tin về thị trường lao động Gia Lai tháng 7/2022, triển vọng thị trường lao động tháng 8/2022 (30/08)
 

Xem tin ngày:

 Truyền hình internet


 Tìm kiếm

Trong:

 Thông tin mới

cuoc thi

Cuoc thi

Quản lý văn bản điều hành

Sách mô hình hay cách làm tốt

Gia Lai 90 nam hinh thanh va phat trien

Thong tin sinh hoat Chi bo

câu hỏi thi viết

Câu hỏi Cuộc thi

bien dao

Đặc san số tháng 1 năm 2015

Thông tin Tuyên giáo Gia Lai


 Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nhu cầu quan trọng nhất của thanh niên hiện nay là gì?

  1. Học tập nâng cao trình độ.
  2. Việc làm.
  3. Vay vốn để sản xuất kinh doanh.
  4. Hoạt động vui chơi giải trí.
  5. Nhu cầu khác.

Theo bạn, thanh niên hiện nay có sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa không?

  1. Sẵn sàng tham gia
  2. Tham gia nhưng phải có chế độ, chính sách
  3. Không sẵn sàng tham gia


Số người truy cập 7575979
Số người Online 310

Trang Thông Tin Điện Tử Ban Tuyên giáo tỉnh Gia Lai

Cơ quan chủ quản: Ban Tuyên giáo tỉnh Gia Lai
Giấy phép số  147/GP-TTĐT Cục quản lý Phát thanh-Truyền hình-Bộ thông tin và truyền thông cấp
Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng - TP.Pleiku - Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3717002 - Fax: (0269) 3871503
Email: thongtintuyengiaogl@gmail.com
Ghi rõ nguồn thongtintuyengiaogialai.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này