Hútthuốc lácũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh
nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường
hô hấp. Theo báo cáo của Cục quản lý khám chữa
bệnh, có tới 70 - 75% bệnh nhân đến các cơ sở khám và điều trị liên quan đến
các căn bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, mỡ máu,
cholesterol, đột quỵ, tim mạch. Các khoa, các phòng ung thư, bệnh viện tim
mạch, hô hấp quá tải. Một trong những nguyên nhân chính của các bệnh này là
thuốc lá. Vì thế,WHO cảnh báo cần phải tiếp tục chiến đấu với những căn bệnh
này.
Nhận thức được tác hại của
thuốc lá đối với sức khỏe của người dân và kinh tế đất nước, ngày 18/6/2012, Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại
của thuốc lá. Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá có hiệu lực thi hành từ ngày
01/5/2013. Trong đó quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa
phươngtrong phòng, chống tác hại của thuốc lá: đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào
kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào
quy chế nội bộ; đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các
đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước; gương mẫu thực hiệnvà
vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiệncác quy định của pháp luật
về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống
tác hại của thuốc lá: được sống,
làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá; yêu cầu người hút thuốc lá
không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá; vận động, tuyên
truyền người khác không sử dụng thuốc lá,cai nghiện thuốc lá; yêu cầu cơ
quan,tổ chức, cá nhâncó thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc
lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá; phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người
có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút
thuốc lá.
Bên cạnh đó,
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm:Sản xuất,muabán, nhập
khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức
hoặc kiểu dáng như bao,gói hoặc điếu thuốc lá;muabán, tàng
trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu; quảng cáo, khuyến mại
thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức; tài
trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá,trừ trường hợp quy định tại
Điều 16 của Luật này; người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua,bán thuốc lá; sử
dụng người chưa đủ 18 tuổi mua,bán thuốc lá; bán, cung cấp thuốc lá cho
người chưa đủ 18 tuổi; bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán
thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm; sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí,
xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em; vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc
lá.
Để
nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi
trường không khói thuốc lá, các cấp, các ngành, các đoàn thể và địa phương cần
tiếp tục phối hợp với ngành Y tế đẩy mạnh tuyên truyền Luật Phòng, chống tác
hại của thuốc lá và vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh
niên ký cam kết không hút thuốc lá.Bên cạnh đó, cần xây dựng môi trường
không thuốc lá từ bệnh viện, trường học, công sở và gia đình. Tuyên truyền đưa
công tác phòng, chống tác hại thuốc lá vào nội quy thi đua khen thưởng hàng
năm, lãnh đạo và cán bộ cốt cán làm gương, có sự đấu tranh của những người bị
hút thuốc lá thụ động trong đơn vị, đồng thời cơ quan, đơn vị cần biểu dương,
khen thưởng người bỏ hút thuốc lá./.