Các Doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp và chỉ
có 14,96%, tập trung các nhóm ngành: Tài chính – Kiểm toán - Kế toán, Hóa -
CNTP- sinh học - Chế biến - Hóa chất - Môi trường, kỹ sư Nông nghiệp - Lâm nghiệp - BVTV - Khai
khoáng, CN TT- Viễn thông, Giáo dục, Cơ
khí - Công nghệ ô tô.
Đối với cầu nhân lực chưa qua đào tạo tập trung ở các công việc đơn giản
và chiếm tỉ lệ cao (chiếm 85,04%) ở các ngành như: công nhân may, nhân viên
giao hàng, bán hàng, tạp vụ, phục vụ, bảo vệ, giúp việc nhà, giữ trẻ, làm vườn…
Các doanh
nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trong tháng 7/2022 tập trung trên các lĩnh vực:
Dịch vụ chiếm 75% doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng chiếm 30,91% vị trí việc làm
trống; Công nghiệp - xây dựng chiếm 9,62% doanh nghiệp, với 63,19% vị trí việc
làm trống; Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 15,38% doanh nghiệp, với 5,90% vị trí
việc làm trống. Các doanh nghiệpchủ yếu tuyển lao động trực tiếp sản xuất chiếm
88,19%, lao động gián tiếp chiếm 11,61%, lao động làm công tác quản lý chiếm
0,20%.
7 nhóm ngành
có nhu cầu nhân lực cao gồm: May - Giày da - Dệt - Nhuộm - Thiết kế thời trang
chiếm 59,06%; Hóa - CNTP - sinh học - Chế
biến - Hóa chất - Môi trường chiếm 12,40%, Ngành khác: Như quản trị kinh doanh,
quản trị văn phòng, bán hàng, thủ kho, giữ trẻ, giúp việc nhà, nhân viên giao
hàng: chiếm 12,40%;Nông-Lâm nghiệp - BVTV- Khai khoáng chiếm 5,12%; các nhóm ngành:
Nhà hàng - Khách sạn- Du lịch, Tài chính - Ngân hàng- Kiểm toán - Kế toán và CNTT- Viễn thông đều chiếm
1,97%.
Qua kết quả phân tích của Trung tâm Dịch
vụ việc làm Gia Lai, các nhà tuyển dụng có xu hướng tuyển dụng nhân lực không
cần có kinh nghiệm làm việc chiếm tỉ lệ cao (chiếm 96,15%) tổng doanh nghiệp có
nhu cầu nhân lực, tuyển lao động có kinh nghiệm dưới 01 năm chiếm 1,92%, kinh nghiệm từ 01 - 02 năm chiếm
1,92%.
Về mức lương chi trả cho người lao động:
cơ cấu mức lương các doanh nghiệp chấp nhận chi trả cho người lao động làm việc
với mức lương bình quân từ 5 - 10 triệu đồng/tháng chiếm tỉ lệ 73,08%, mức
lương từ 10-20 triệu đồng/tháng chiếm tỉ lệ 13,46%, với mức lương dưới 5 triệu
đồng/tháng chiếm tỉ lệ 13,46% chủ yếu hộ
kinh doanh, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn trong tỉnh.
Trong tháng đã thu thập 147 lao động có nhu cầu tìm
việc, lao động tìm việc ở nhóm ngành lao động phổ thông chiếm tỉ lệ 68,03% tập
trung đăng ký việc làm giản đơn như: Công nhân, Bảo vệ, Bán hàng, Giao hàng,
Phục vụ, Giúp việc nhà... lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ 31,97% tập trung
các nhóm ngành Luật, Tài chính - Kế toán, Giáo viên, Kỹ sư CNTT - Viễn thông, Điện - điện tử... Tỉ
lệ lao động tìm việc phân theo giới tính nam và nữ trong tháng có sự chênh lệch
không nhiều, trong đó lao động nam chiếm 40,14%, lao động nữ chiếm 59,86% trong tổng số lao động có nhu cầu tìm việc.
Trong
7 nhóm ngành có nhu cầu tìm việc cao, cho thấy nhu cầu tìm việc làm của người lao
động tập trung nhóm ngành: Ngành khác (Quản trị kinh doanh, giúp việc nhà,
trông trẻ, nhân viên văn phòng, làm vườn...) chiếm 64,63%; Luật - Bảo hiểm - Tư vấn - Bảo vệ - Vận
tải chiếm 10,88%; Tài chính - Ngân hàng
- Kế toán - Kiểm toán chiếm 8,16%; Giáo
dục chiếm 4,76%. Hóa – CNTP - sinh học - Chế biến - Hóa
chất - Môi trường chiếm 3,40%; CNTT- Viễn
thông chiếm 2,04%; Công nghệ lắp ráp ô tô – xe máy
chiếm 1,36%
và Trong tháng có 2 nhóm ngành: May
- Giày da - Dệt - Nhuộm - Thiết kế thời trang
và Nhựa - Bao bì – In chưa có lao
động đăng ký tìm việc ở 2 nhóm ngành này.
Trong tháng
7/2022 nhu cầu tuyển dụng của52 lượt doanh nghiệp, giảm 27,77%
so với tháng trước; với 508 vị trí việc làm trống (giảm 37,97% so với tháng
trước). Một số doanh nghiệp đang khao khác
nguồn nhân lực để tăng cường hoạt động sản xuất, có doanh nghiệp tuyển dụng từ
100 - 300 lao động( Công ty TNHH May Gia Lai), điều đó cũng phản ánh sự phục
hồi của thị trường lao động sau thời gian khó khăn vì sự tác động của dịch
bệnh.
Nhu cầu tìm việc
của người lao động đăng ký tìm việc: Trong tháng đã thu
thập thông tin 147 lao động có nhu cầu tìm việc làm (giảm 39% so với tháng
trước).
Qua thống kê cho thấy: số lượng lao động đăng ký tìm việc thấp hơn so với nhu
cầu tuyển dụng của doanh nghiệp (147 lao động/508 vị trí việc làm trống). Lực
lượng lao động đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp 459 người, giảm so với
tháng trước 15,16%, trong đó lao động trong tỉnh có 239 người (chiếm 52,06%).
Qua
số liệu cung – cầu có thể thấy sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động, cung
không đáp ứng đủ cầu, tập trung hầu hết các nhóm ngành như: Nông-Lâm nghiệp –
BVTV- Khai khoáng; May - Giày da - Dệt - Nhuộm - Thiết kế thời trang; Cơ khí – lắp ráp ô tô – xe máy;
Hóa – CNTP - sinh học - Chế biến - Hóa chất - Môi trường ; Giáo dục, CNTT- viễn
thông; Y tế - chăm sóc sức khỏe-Dược . Sự mất cân đối
giữa cung - cầu lao động còn thể hiện ở lĩnh vực ngành nghề đào tạo có trình
độ, cả lao động phổ thông.
Đối
với cung lao động chấp nhận làm việc trái ngành nghề, không qua kinh nghiệm,
nhưng các doanh nghiệp chấp nhận chi trả tiền lương ở mức từ 10- 20 triệu/
tháng lại yêu cầu có kinh nghiệm và kỹ năng nghề cao như: CNTT- viễn thông;
Điện- điện tử, cơ khí-hàn, sửa chữa ô tô...vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc
kết nối cung - cầu.
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đóng vai trò quan
trọng trong việc kết nối cung - cầu lao động, góp phần điều chỉnh thị trường
lao động. Trung tâm đã triển khai nhiều biện pháp,
tích cực thực hiện các hoạt động kết nối việc làm hàng ngày cho doanh nghiệp,
lao động đăng ký tìm việc tại Trung tâm, qua website, email, facebook, điện
thoại...và lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. tTrong tháng
7/2022, Trung
tâm đã tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động cho 3.164
lượt người, tăng 2,21% so với tháng trước. Trong đó lao động hưởng chế độ bảo
hiểm thất nghiệp 2050(chiếm 64,79%), hoạt động hàng ngày 785 lao động(chiếm
24,81%), còn lại là hoạt động sàn giao dịch việc làm 329 lao động(chiếm
10,40%).Giới thiệu 314 lượt người; trong đó lao động bảo hiểm thất nghiệp có nhu cầu giới thiệu
việc làm chỉ chiếm 6,05% tổng số lượt người được giới thiệu việc làm. Còn lại
93,95% lao động được giới thiệu đến các vị trí việc làm trống tại các doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh từ hoạt động hàng ngày và sàn giao dịch việc
làm.Thông qua hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường
lao động, các bản tin, trang Web, điện thoại, facebook... đã cung ứng 121
lao động, giảm 13,22% so với tháng trước. Trong đó, hoạt động kết nối việc làm
hàng ngày 93 lao động chiếm 76,86% trong tổng số lao động được cung ứng , hoạt
động Sàn giao dịch việc làm kết nối được 09 lao động chiếm 7,44 % trong tổng số
lao động được kết nối, hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động làm hồ
sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được 19 người chiếm 15,70%. Hỗ trợ học nghề 13
người, lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp phần lớn đăng ký học nghề lái xe ô
tô.
Về triển
vọng thị trường lao động tháng 8/2022: Dự báo về thị
trường lao động trong tháng 8 cung – cầu lao động, tại khu công nghiệp các
tỉnh, thành phố như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực
hiện các biện pháp linh hoạt thích ứng trong điều kiện mới, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các hoạt
động thương mại phát triển...Tuy vậy, các doanh nghiệp cung ứng lao
động, doanh nghiệp lớn lại giảm nhu cầu nhân lực vì bảo hòa, hoặc không có đơn
đặc hàng, do đó nhu cầu nhân lực sẽ cần khoảng 350 - 500 vị trí làm việc trống
và tập trung ở các nhóm ngành nghề như: May – giày da,
điện- điện tử-lắp ráp điện tử;
tư vấn, bán hàng, nhân viên kinh doanh, công nhân, cơ khí, Y tế - chăm sóc sức
khỏe, Nông - lâm nghiệp... nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm khoảng 25 - 35%, còn lại là
việc làm dành cho lao động phổ thông: Công nhân, may mặc, chăn nuôi, bảo vệ,
phục vụ, bán hàng, giúp việc nhà, làm vườn...Cung nhân lực tiếp tục tăng khoảng
100 – 200 lao động so với tháng trước. Lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất
nghiệp dự kiến ở mức khoảng 250 – 450 lao động/tháng.