Thực
hiện Chương trình số 64-CTr/TU, ngày 05 tháng 6 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy vềthực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW,
ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp
tục đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập; tỉnh đã triển khai sắp xếp, kiện
toàn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tinh gọn, phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Giai đoạn 2012 - 2015, toàn tỉnh có 19 cơ sở, đến năm 2017 đã tăng lên 27 cơ sở giáo dục
nghề nghiệp. Từ năm 2018 đến nay, tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa
bàn tỉnh giảm còn 21 cơ sở. Nhìn chung, các cơ sở hiện nay về cơ bản đáp
ứng được nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.
Để thực hiện tốt công tác
đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các cơ sở, trung tâm đào tạo trên
địa bàn tỉnh đã quan tâm nâng cao trình độ, chất lượng giáo viên.Đến nay, trong hệ thống giáo dục
nghề nghiệp của tỉnh có 606 giáo viên (với
trên đại học 91 giáo viên, đại học và cao đẳng 398 giáo viên, 117 giáo
viên trung cấp và giáo viên có trình độ
khác); trong đó, 100% giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên tham gia
giảng dạy, hầu hết có tâm huyết với nghề, có năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu công tác. Ngoài ra, hằng năm hợp đồng thỉnh giảng thêm
trung bình từ 60 - 80 cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân tham gia đào tạo nghề cho lao
động nông thôn. Cùng với đó, công tác tư
vấn, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề được quan tâm. Ở tỉnh, giao nhiệm
vụ chính cho 02 cơ quan là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị thực hiện
điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao
động của các cơ sở sản xuất kinh doanh và năng lực đào tạo của các cơ sở dạy
nghề trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, các huyện, thị xã, thành phố phân bổ chỉ tiêu
và thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc triển khai công tác khảo sát nhu
cầu học nghề của người lao động, chiêu sinh, mở lớp dạy nghề; đồng thời, có các
văn bản hướng dẫn triển khai xuất khẩu lao động; phối hợp với các ngân hàng, tổ
chức tín dụng tạo điều kiện để người nghèo, cận nghèo và người lao động được
vay vốn giải quyết việc làm, mở rộng sản xuất kinh doanh tạo việc làm tại chỗ.
Định kỳ hằng năm, tiến hành khảo sát nhu cầu sử dụng lao động tại các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn; từ đó, cơ bản đã định hướng
được nghề đào tạo cho lao động nông thôn phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ máy quản lý công tác dạy nghề
từ cấp tỉnh đến cơ sở được sắp xếp, kiện toàn. Đầu năm 2022, ngành lao động -
thương binh và xã hội tỉnh đã sáp nhập phòng dạy nghề và phòng lao động trở
thành phòng chính sách lao động, với tổng số biên chế là 08 người (01 trưởng phòng,
01 phó phòng và 06 chuyên viên); lĩnh vực đào tạo nghề có 03 cán bộ chuyên quản. Ở cấp huyện, 100% huyện, thị xã, thành phố đã bố
trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo dõi công tác dạy nghề thuộc phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội. Ở cấp xã cũng bố trí cán bộ theo dõi công tác
dạy nghề. Hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp bồi
dưỡng về nghiệp vụ quản lý, tư vấn học nghề và điều tra khảo sát nhu cầu học
nghề của lao động nông thôn cho cán bộ, công chức xã và các hội đoàn thể.
Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn từng bước
được đổi mới. Phươngpháp, hình thức dạy nghề được đổi mới theo hướng lấy người
học là trung tâm; tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp
hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Chú trọng đánh giá
kỹ năng nghề, đảm bảo học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo có khả
năng thực hành nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng và thị
trường lao động. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra chất lượng
giáo dục nghề nghiệp. Nhiều hình thức dạy nghề được áp dụng như: Dạy tập trung,
dạy tại cơ sở sản xuất kinh doanh, liên kết giảng dạy... Nhằm đáp ứng nhu cầu
người học, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, tỉnh đã phê duyệt danh mục đào tạo
cho 48 nghề (trong đó gồm: 20 nghề phi
nông nghiệp, 28 nghề nông nghiệp). Chương trình đào tạo nghề dưới 03 tháng được
xây dựng sát với yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng được sự thay đổi của
khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất. Mặt khác,
chương trình đào tạo được quản lý thống nhất trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm
bảo chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong
việctham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Với sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương,
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn từng bước được đổi mới; chất lượng đào tạo
nghề cho lao động nông thôn được nâng lên, về cơ bản người lao động sau học nghề
đã biết cách tiếp cận và vận dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất,
kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại
chỗ. Một số lao động có tay nghề đã được nhận vào làm việc tại các công ty,
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… từ đó, nâng cao thu nhập cho bản thân, ổn định
cuộc sống, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và
giảm nghèo bền vững trong khu vực nông thôn.