Nhằm tạo điều kiện để các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham gia các chương trình
mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội,tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa
phương tạo điều kiện, hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp tham gia thực hiện thi
công các công trình dân sinh công cộng ở địa bàn như: Kênh mương nội đồng, giao
thông nông thôn, các tiểu dự án cơ sở hạ tầng đầu tư hỗ trợ cho hợp
tác xã thuộc dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Gia
Lai… Triển khai nhiều đề tài, đề án, dự án hỗ trợ cho các hợp tác xã nông nghiệp
như thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh; thay đổi giống
cây trồng, vật nuôi, bảo quản, chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng nông
sản hàng hóa; tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần thúc đẩy phát triển
sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã, chính
sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 81 hợp tác xã, 72 tổ hợp tác, 11.862 hộ nông
dân và 42 doanh nghiệp tham gia đầu chuỗi liên kết với khoảng 133.649 ha.Tiêu biểu như: Công ty trách nhiệmhữu hạn Vĩnh Hiệp liên kết cà phê bền vững với 10 hợp tác xã khoảng 20.000 ha và 7.000 hộ nông dân khoảng 8.714 ha; Công ty trách nhiệm hữu hạn Doveco Gia Lai
liên kết 05 hợp tác xã, 71 tổ hợp tác và 1.075 hộ nông dân với diện tích 2.090,6 ha (chanh dây, dứa, ngô ngọt, đậu tương, chuối tiêu hồng,
rau chân vịt); Tập đoàn Lộc Trời
liên kết với 09 hợp tác xã với tổng diện tích khoảng trên 610,8 ha (ngô sinh khối, lúa); Công ty
trách nhiệm hữu
hạn Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh liên kết chuỗi giá trị sản xuất - tiêu thụ dược liệu với 02 hợp tác xã, 07 hộ dân và 01 doanh nghiệp với diện tích 231,45ha;Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai liên kết chuỗi cây dược liệu với diện
tích 24,73ha…Sự phát triển của các hợp tác xã góp phần quan trọng vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu
nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021
- 2025 trên địa bàn tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thônphê duyệt tại Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KTHT, ngày 25
tháng 3 năm 2020 với quy mô diện tích5.611 ha, 12 hợp tác xã nông
nghiệp tham gia với tổng số 1.612 hộ thành viên. Đề án tập
trung tại các xã của 06 huyện và 01 thành phố, gồm: Đak Đoa, Chư Păh, Đức
Cơ, Chư Sê, Ia Grai, Chư Prông và thành phố Pleiku.Tổng kinh
phí đề xuất triển khai Đề án tại tỉnh Gia Lai là 490.435 triệu đồng; trong đó: Ngân sách
Trung ương là 140.428 triệu đồng; ngân
sách địa phương là 54.368 triệu đồng; hợp tác xã, doanh nghiệp
đối ứng 250.639 triệu đồng, vốn tín dụng 45.000 triệu đồng. Bên
cạnh đó, chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã được các địa phương tích cực
triển khai, chủ động cân đối ngân sách để hỗ trợ. Tăng cường công tác tuyên
truyền, hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn các thủ tục thành lập Hợp tác xã theo đúng quy
định của Luật hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn.
Tính từ 2017 đến nay, đã hỗ trợ được
74 hợp tác xã với 375 triệu đồng, tạo điều kiện thuận lợi để
các hợp tác xã phát triển.
Bên cạnh đó, chính
sách về đất đai cho các hợp tác xã cũng được các cơ quan, đơn vị, địa phương
quan tâm.Hằng năm, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Tài chính, các đơn vị, địa phương có liên quan hướng dẫn các hợp
tác xã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để
được giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất theo đúng quy định. Đến nay, trên địa bàn
tỉnh có 28 hợp tác xã được giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, với tổng diện tích là 4.275.931 m2, trong đó 26 hợp tác
xã sử dụng vào mục đích trụ sở làm việc, cửa hàng trưng bày và đất thương mại dịch
vụ, với diện tích 90.224 m2; 01 hợp
tác xã thuê đất trồng rừng, với diện tích 4.172.683 m2; có 01
hợp tác xã thuê đất sản xuất nông nghiệp, với diện tích 13.023 m2.
Với
sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhiều hợp
tác xã nông nghiệp đã phát huy được vai trò tiên phong trong công tác xóa đói,
giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Một số hợp tác xã nông
nghiệp đã thực sự hoạt động theo mô hình hợp tác xã kiểu mới,
sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm khép kín, từ sự liên kết chặt chẽ giữa các
hợp tác xã với các thành viên, hộ gia đình để có sản phẩm đầu
vào ổn định đến chế biến và liên kết với doanh nghiệp để xuất khẩu các sản phẩm
của hợp tác xã, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.