Phục dựng nghi thức “Lễ mừng lúa mới” huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Nhằm góp phần tuyên truyền, quảng bá, bảo tồn Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” Sáng ngày 26/11 tại xã Ia Vêr huyện ChưPrông, tỉnh Gia Lai, Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với các cơ quan đơn vị chuyên môn trực thuộc UBND huyện Chư Prông tổ chức phục dựng nghi thức “Lễ mừng lúa mới”
Ảnh: Hà Thành.
Mừng lúa mới đối với đồng bào dân tộc Jrai ở Gia Lai là một biểu tượng
văn hóa hết sức độc đáo, nó gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh
của bà con trong từng buôn làng.Mừng lúa mới là phong tục truyền thống của đồng
bào dân tộc Jrai, sau khi thu hoạch mùa màng, nhằm tạ ơn thần linh. Thần nước
đã ban cho dân làng mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Đây cũng là dịp để bà
con chung vui, hưởng thành quả lao động và cầu mong thần linh tiếp tục phù hộ
cho vụ mùa tiếp theo mưa thuận, gió hòa. Và còn là ý nghĩa tạ ơnThần linhđã mang đến một mùa
màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho năm mới được mạnh khỏe, ấm no, lễ mừng
lúa mới là dịp để dân làng tề tựu, cúng tế, cùng chia sẻ niềm vui được mùa.
Nghi lễ “ Mừng lúa mới” được phục dựng tại không gian Làng Ó, xã Ia Vêr, trình
tự nghi lễ diễn ra đứng phong tục truyền thống gồm: Giữ hồn lúa tại rẫy, đưa hồn
lúa về chùa, nhập hồn lúa vào bồ, trong đó bao gồm cả lễ ăn cơm mới…Sau phần
nghi lễ là phần hội, mọi người cùng nhau vít cần rượu, hòa nhiệp vào điệu
chiêng rộn rã, cầu mong cho năm mới, mọi người, mọi nhà có một vụ mùa bội thu.
Mặc dù lượt bớt một
số nội dung trong phần hội để đảm bảo an toàn cho công tác phòng chống dịch
Covid 19, nhưng Chương trình phục dựng nghi
thức “Lễ mừng lúa mới” tại xã Ia Vêr
đã tái hiện một cách nguyên bản nghi lễ truyền thống, đưa mọi người về với
không gian của lễ hội, bẳn sắc văn hóa đặc sức của đồng bào Ja Rai.
|