TRANG NHẤT > KINH TẾ-XÃ HỘI
Cập nhật 06/04/2022 (GMT+7)

Chư Sê: Thoát nghèo nhờ sinh kế Mặt trận

Thông qua mô hình “Đàn dê thoát nghèo” của Mặt trận, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, bước đầu vươn lên thoát nghèo.


Nhờ được Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ sinh kế nhiều hộ dân ở huyện Chư Sê đã vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Lê Đại.



Bà Đinh Thị Thông – Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê cho biết: “Để giúp người dân, nhất là hộ nghèo từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từ năm 2019 đến nay, thực hiện mô hình “Đàn dê thoát nghèo”, từ các nguồn quỹ Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện đã hỗ trợ 23 đàn dê (04 con/đàn), với tổng trị giá 277 triệu đồng cho 23 hộ nghèo thuộc các xã Ia H’Lốp, H’Bông, Ayun, Al Bá, Ia Ko, Kông Htok và Ia Pal”.


Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện cho biết thêm: “Chúng tôi lựa chọn mô hình “đàn dê thoát nghèo” để hỗ trợ sinh kế cho bà con vì đây là vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, tốn ít vốn, dễ nuôi, kháng bệnh tốt, dễ bán, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ lá, cỏ trong vườn nhà, thời gian nuôi ngắn, chỉ khoảng sau 4-5 tháng là có thể xuất bán. Dê giống trước khi hỗ trợ tới tay người dân đều được kiểm dịch, tiêm phòng văc xin đầy đủ, dê khoẻ mạnh, con cái đạt trọng lượng từ 12-15kg và con đực từ 14-16kg. Từ việc thực hiện mô hình, đến nay tất cả các hộ được hỗ trợ dê giống đều đã thoát nghèo”.


Cuối năm 2019 gia đình ông Siu Nuyên (làng Á, xã Ia H’Lốp) được Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ 04 con dê trị giá 12 triệu đồng. “Lúc được nhận dê, cả nhà tôi vui mừng đến phát khóc. Bởi đàn dê lúc này là tài sản lớn nhất của gia đình”-ông Nuyên nhớ lại.


Nhờ cần cù chịu khó nên đàn dê của gia đình ông Nuyên không ngừng sinh sản và phát triển. Từ 4 con dê giống ban đầu, đến nay, sau hơn 2 năm đàn dê của gia đình ông đã lên 12 con. Hàng năm, gia đình ông thu nhập vài chục triệu từ tiền bán dê. Ông Nuyên cho biết: “Tôi nhận thấy dê là con vật dễ nuôi, thức ăn lại dễ kiếm, chuồng trại, chăn thả đơn giản, phù hợp với những hộ thiếu vốn như gia đình tôi. Chỉ cần được hỗ trợ giống ban đầu, chịu khó, cộng thêm một ít kinh nghiệm, bà con có thể nuôi tốt đàn dê của mình.


Cách đây hơn 2 năm, gia đình ông Ksor Sép (làng Kueng Xí Nghiệp, xã H’Bông) thuộc diện hộ nghèo và được Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ đàn dê 4 con. Ông Sép chia sẻ: Thời gian đầu do chưa biết cách chăm sóc nên gia đình ông cũng gặp những khó khăn. Nhưng nhờ được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi dê nên ông đã nhanh chóng áp dụng vào mô hình nhà mình. Sau hơn hai năm, đàn dê của gia đình ông đã sinh trưởng và phát triển ổn định. Nhờ chăn dê thuận lợi mà gia đình ông đã thoát khỏi đói nghèo, đời sống ngày càng đi lên.


Cũng tại xã H’Bông, năm 2021 gia đình ông Rơ Lan Vir (làng TNung) được Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ 4 con dê để làm sinh kế phát triển kinh tế gia đình. Ông Vir cho biết: Hai vợ chồng mình không có việc làm ổn định, đất sản xuất ít, nhà lại đông con càng khiến cái nghèo đeo bám gia đình suốt nhiều năm trời. Sau khi cưới nhau hai vợ chồng chẳng có gì ngoài đôi bàn tay trắng. Dưới ngôi nhà lụp xụp lần lượt ba đứa con ra đời. Đứa lớn phải nhường phần ăn, quần áo cho đứa nhỏ nên cuộc sống lúc nào cũng khó khăn, phải chạy ăn từng bữa”.


Chính trong bế tắc ấy, Mặt trận đã tìm đến với gia đình ông Vir. Ủy ban MTTQ Việt Nam xã H'Bông đã làm hồ sơ gửi lên Ủy ban MTTQ huyện để xin hỗ trợ sinh kế giúp gia đình có điều kiện để phát triển kinh tế, tạo nguồn thu nhập. “Chính nhờ có đàn dê do Mặt trận huyện hỗ trợ mà gia đình mình mới có điều kiện và động lực để phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định như hôm nay. Hiện gia đình mình có 12 con dê lớn nhỏ. Sắp tới mình tính bán bớt 2 con dê để lấy tiền sửa lại nhà và lo cho các con ăn học” – ông Vir xúc động nói.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Chư Sê cho biết: Sau hơn 2 năm triển khai, chúng tôi nhận thấy việc hỗ trợ đàn dê cho các hộ nghèo đã phát huy hiệu quả, đàn dê đã trở thành cứu cánh, giúp nhiều gia đình khó khăn có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Thời gian tới, chúng tôi sẽ cho kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của mô hình này để có sự điều chỉnh cho phù hợp và nhân rộng trên địa bàn huyện. Qua đó góp phần giúp các hộ nghèo dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm kinh tế để vươn lên thoát nghèo bền vững”.


Lê Đại
Quay lại In bản tin này Gửi tin này cho bạn bè  
Họ tên
Email  
Nội dung
 
 Các tin khác
Công tác kiểm tra và công tác giám sát của Đảng: Những điểm giống và khác nhau (20/02)
Một số kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022; nhiệm vụ trong thời gia tới (20/02)
Hội thi giáo viên dạy giỏihuyện Đức Cơ lần thứ VI, năm 2022 (27/09)
Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 2025 (29/09)
Nông nghiệp, nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu (29/09)
Một số quy định cần quan tâm của luật phòng, chống tác hại thuốc lá (29/09)
Gia Lai tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy (29/09)
Tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa (27/09)
Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng, nhiệm vụ của toàn dân trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (4.0) (21/09)
Trao 2nhà mái ấm cho công nhân đồng bào dân tộc thiểu số (14/09)
Tin: Binh đoàn 15 tổ chức ngày hội "Hiến máu tình nguyện" (15/09)
Binh đoàn 15 tổ chức ngày hội "Hiến máu tình nguyện" (13/09)
Niềm vui trong những căn nhà “Chữ thập đỏ” (13/09)
Một số thông tin về thị trường lao động Gia Lai tháng 7/2022, triển vọng thị trường lao động tháng 8/2022 (30/08)
Đồng chí Huỳnh Thế Mạnh, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngân hàng Việt Nam” (26/08)
 

Xem tin ngày:

 Truyền hình internet


 Tìm kiếm

Trong:

 Thông tin mới

2

Cuoc thi

Quản lý văn bản điều hành

Sách mô hình hay cách làm tốt

Gia Lai 90 nam hinh thanh va phat trien

Thong tin sinh hoat Chi bo

câu hỏi thi viết

Câu hỏi Cuộc thi

bien dao

Đặc san số tháng 1 năm 2015

Thông tin Tuyên giáo Gia Lai


 Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nhu cầu quan trọng nhất của thanh niên hiện nay là gì?

  1. Học tập nâng cao trình độ.
  2. Việc làm.
  3. Vay vốn để sản xuất kinh doanh.
  4. Hoạt động vui chơi giải trí.
  5. Nhu cầu khác.

Theo bạn, thanh niên hiện nay có sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa không?

  1. Sẵn sàng tham gia
  2. Tham gia nhưng phải có chế độ, chính sách
  3. Không sẵn sàng tham gia


Số người truy cập 7526730
Số người Online 195

Trang Thông Tin Điện Tử Ban Tuyên giáo tỉnh Gia Lai

Cơ quan chủ quản: Ban Tuyên giáo tỉnh Gia Lai
Giấy phép số  147/GP-TTĐT Cục quản lý Phát thanh-Truyền hình-Bộ thông tin và truyền thông cấp
Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng - TP.Pleiku - Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3717002 - Fax: (0269) 3871503
Email: thongtintuyengiaogl@gmail.com
Ghi rõ nguồn thongtintuyengiaogialai.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này