Trao đổi công tác tuyên truyền của Mặt trận ở vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: T.N.
Trong những năm qua, mặc dù có
nhiều cố gắng nhưng công tác dân vận chưa làm được như Bác dạy. Vẫn còn không
ít tình trạng cán bộ, công chức quan liêu, hách dịch, xa dân, không lắng nghe ý
kiến, kiến nghị của người dân, thiếu khả năng tuyên truyền, thuyết phục…. Vì vậy,
trong bài viết này tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng tuyên truyền
cho cán bộ làm công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, gây thiện cảm ban đầu
cho người dân khi tuyên truyền, vận động
Việc gây thiện cảm ban đầu
cho người nghe rất quan trọng. Thiện cảm ban đầu thể hiện ở nhân thân, tâm thế
và biểu hiện của người nói khi tuyên truyền là nguồn thiện cảm ban đầu cho người
nghe; kích thích người nghe háo hức chờ đón buổi tuyên truyền. Thiện cảm ban đầu
tạo ra sự hứng thú, say mê của người nghe, củng cố được niềm tin về vấn đề đang
tuyên truyền. Thiện cảm ban đầu còn được tạo ra bởi khung cảnh của hội trường,
khung cảnh của diễn đàn, dáng vẻ bề ngoài, y phục, nét mặt, cử chỉ, phong thái,
lời giao tiếp ban đầu. Như vậy, cán bộ dân vận cần phải tươi cười bao quát hội
trường, có lời chào mừng, chúc tụng, có câu mở đầu dí dỏm, hài hước, công bố thời
gian, chương trình làm việc rõ ràng, thoải mái, điều đó sẽ gây được thiện cảm
ban đầu đối với người nghe. Tuy nhiên thiện cảm ban đầu chủ yếu là ở cách đặt vấn
đề đầu tiên của người nói. Trong những phút đầu tiên của bài giới thiệu, người
nói phải nêu được khoảng từ 3, 4 vấn đề chủ yếu mà người nghe cần tìm hiểu nhất.
Ví dụ khi tuyên truyền cho người dân về Bộ luật hôn nhân và gia đình thì các vấn
đề mà người dân quan tâm nhất là độ tuổi kết hôn, quy định tài sản vợ chồng, vấn
đề mang thai hộ, nghĩa vụ với con khi ly hôn... Việc nêu các vấn đề đó còn tuỳ
thuộc ở khả năng thuyết trình của cán bộ tuyên truyền. Người tuyên truyền có thể
bắt đầu từ một câu chuyện pháp luật được các phương tiện thông tin đại chúng nói
đến nhiều thời gian qua hoặc có thể bắt đầu từ một bộ phim đã chiếu khá phổ biến
hoặc cũng có thể bằng các tình huống xảy ra gần địa bàn nơi tổ chức tuyên truyền...
Thứ hai, tạo sự hấp dẫn, gây ấn
tượng trong khi nói
Nghệ thuật tuyên truyền miệng
là tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng bằng giọng nói, điệu bộ, ngôn ngữ. Giọng nói
phải rõ ràng, mạch lạc nhưng truyền cảm. Hết sức tránh lối nói đều đều. Giọng
nói, âm lượng phải thay đổi theo nội dung, phải nhấn mạnh vào những điểm quan
trọng. Trong một câu cần có từ, cụm từ được nhấn, điệu bộ có tác dụng kích
thích sự chú ý của người nghe. Động tác, điệu bộ cần phải phù hợp với nội dung
và giọng nói để nhân hiệu quả tuyền truyền của lời nói. Sắc thái có tác dụng
truyền cảm rất lớn. Vẻ mặt của người nói cần thay đổi theo diễn biến của nội
dung. Người nói đưa ra số liệu, sự kiện để minh họa, đặt câu hỏi để tăng thêm
sự chú ý của người nghe.
Người nói cũng cần phát huy
vai trò thông tin, truyền cảm của ngôn ngữ bằng cách sử dụng chính xác, đúng mực
thuật ngữ pháp lý, thuật ngữ chuyên ngành và ngôn ngữ phổ thông. Người nói có
thể kết hợp, lồng ghép, sử dụng hợp lý, chính xác ý tứ, ngôn từ trong kinh điển,
thơ văn, ca dao, dân ca vào buổi tuyên truyền để tăng tính hấp dẫn, thuyết phục
đối với người nghe. Việc sử dụng hợp lý, chính xác ý tứ, hình ảnh trong kinh điển,
thơ văn, ca dao, dân ca vào buổi tuyền truyền cũng làm tăng tính hấp dẫn, thuyết
phục đối với người nghe.
Thứ ba, sử dụng linh hoạt các
phương pháp trong tuyên truyền
Tuyên truyền chủ yếu dùng phương
pháp thuyết phục với ba bộ phận cấu thành là chứng minh, giải thích và phân tích.
Chứng minh là cách thuyết phục
chủ yếu dựa vào các dẫn chứng xác thực để làm sáng tỏ và xác nhận tính đúng đắn
của vấn đề. Các dẫn chứng đưa ra gồm số liệu, sự kiện, hiện tượng, nhân chứng,
danh ngôn, kinh điển. Các dẫn chứng này phải chính xác, tiêu biểu, toàn diện và
sát hợp với vấn đề cần chứng minh. Có như vậy mới có sức thuyết phục.
Giải thích là việc dùng lý lẽ
để giảng giải giúp người nghe hiểu rõ và hiểu đúng vấn đề. Lập luận trong khi
giải thích phải chặt chẽ, chính xác, mạch lạc, khúc triết, không ngụy biện.
Phân tích là mổ xẻ vấn đề nhằm
tìm được đặc điểm, bản chất, điểm mạnh, điểm yếu, điểm tốt, điểm xấu, sự phù hợp,
không phù hợp.... của vấn đề. Việc phân tích phải dựa trên cơ sở khoa học,
không được cường điệu mặt này, hạ thấp mặt kia, tô hồng hoặc bôi đen sự việc.
Sau khi phân tích phải có kết luận, đánh giá, hướng người nghe vào định hướng
tư duy đúng đắn, không làm cho người nghe hoài nghi, dao động, hoang mang.
Như vậy, mỗi người làm
công tác dân vận phải thực sự có những phẩm chất cần thiết nhất là uy tín để
thu hút quần chúng, đồng thời phải không ngừng hoàn thiện các kỹ năng, phải giỏi
thuyết phục, khéo léo khi tuyên truyền, biết vận dụng trong từng hoàn cảnh, đối
tượng con người cụ thể. Quá trình này phải được bồi dưỡng, tu dưỡng rèn luyện và
được trưởng thành trong hoạt động thực tiễn tuyên truyền, vận động quần chúng.
Cần phải kiên trì nhẫn nại, giữ vững lập trường, quan điểm đồng thời phải biết
vận dụng sáng tạo, đó cũng chính là nhằm thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh.
-----
Chú thích:
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, xuất bản lần thứ 3, H, 2011, t.12, tr.672 .