1. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng coi trọng và
nhấn mạnh đến công tác bảo vệ môi trường
Đảng ta có nhiều chủ trương về bảo vệ môi trường
thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến Đại hội XIII.
Văn kiệnĐại hội XIII của Đảng thể hiện quan điểm coi trọng và nhấn
mạnh công tác bảo vệ môi trường, đặt ra mục tiêu cụ thể về môi trườngđến năm 2030: “1. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức
42%; 2. Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt
trên 70%; 3. Giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính; 4. 100% các cơ sở sản xuất,
kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường; 5. Tăng diện tích các khu bảo tồn biển,
ven biển đạt 3 - 5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia”[1]. “Đến
năm 2030, cơ bản đạt các mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường
và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
được xử lý đạt 100%; tỷ lệ chất thải nguy hại được tiêu hủy, xử lý đạt 98%,
trong đó riêng tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100%; tỷ lệ khu công nghiệp,
khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu
chuẩn môi trường đạt 100%; tỷ lệ tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt đạt
trên 65%”[2].
Đây là những mục tiêu rất
quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, thúc đẩy bảo đảm quyền được sống
trong môi trường trong lành của người dân.Để đạt được những mục tiêu đó, bên cạnh việc tiếp tục kế thừa các quan
điểm được ghi nhận trong các văn kiện Đại hội trước, Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quan điểm về bảo vệ môi trường.
(1) Tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của Nhà nước
trong quản lý tài nguyên và môi trường (kiểm soát ô nhiễm môi trường; khai thác
sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi
khí hậu).
(2)Tiếp tục thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.
Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, nhấn mạnh “tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững
về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,môi trường”[3]…
(3) Coi trọng
bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành. Theo đó “lấy bảo vệ môi
trường sống và sức khỏe của Nhân dân là mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ
những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ
đa dạng sinh học và hệ sinh thái”[4].
Nâng cao chất lượng môi trường không khí, có biện pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn,
xử lý rác thải ở các đô thị, khu vực đông dân cư.
(4) Chủ độngthíchứng có hiệu quả với
biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, bằng việc xây dựng hệ thống
và cơ chếgiám sát biến đổi khí hậu;dự báo, cảnh báo thiên tai đến bảo
vệ, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý tài nguyên,
môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển kinh tế xanh, ít
chất thải, cácbon thấp, giảm nguồn phát thải khí nhà kính[5].
(5) Gắn vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường biển
với bảo vệ chủ quyền quốc gia. Thực hiện tốtchiến lược phát triển bền vững
kinh tế biển, kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng,an ninh, bảo vệ chủ
quyền biển, đảo, tài nguyên, môi trường biển; phòng, chống thiên tai,tìm
kiếm cứu nạn, thíchứng với biến đổi khí hậu, nâng cao đời sống nhân dân
vùng biển, đảo. Tăng cường nghiên cứu,ứng dụng khoa họcvàcông
nghệ, điều tra tài nguyên, môi trường biển; xây dựng cơ sở dữ liệu số về biển,
đảo, nâng cao năng lực giám sát môi trường biển, dự báo thiên tai, biến đổi khí
hậu vùng biển, ven biển.
(6) Các vấn đề sinh thái, môi trường, nguồn nước,
lương thực, y tế là những vấn đề mang tầm an ninh quốc gia. Trong đó, nhấn mạnh
cần xây dựng chiến lược an ninh nguồn nước quốc gia. Đẩy mạnh hợp tác với các
quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu
quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông
MêKông và sông Hồng.
(7) Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy tái sử dụng,
tái chế và sản xuất thu hồi năng lượng từ chất thảigắn với hình thành chuỗi
sản xuất tiếp nối, liên tục.
Những
quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường là cơ sở quan trọng để hoàn
thiệnhệ thống pháp luật hiện hành, trong đó có pháp luật môi trường
trong thời gian tới.
2. Những vấn đề đặt ra trong thể chế hóa về bảo
vệ môi trường theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
(1) Tiếp
tục thể chế cụ thể, rõ ràng hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
trong bảo vệ môi trường[6]. Cần
đổi mới xây dựng hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
theo hướng đề cao trách nhiệm của cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ
trong việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Tuy nhiên, để tránh các cơ quan được trao quyền
có thể lạm dụng quyền lực trong quản lý nhà nước về môi trường, thì việc hoàn
thiện các quy định về kiểm soát quyền lực nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan
trọng. Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy định pháp luật thanh tra, kiểm tra, giám
sát phát hiện và xử lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật môi trường.
Áp dụng nguyên tắc chi phí và lợi ích trong quy định về xác định mức xử phạt vi
phạm về môi trường để bảo đảm các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật
môi trường lựa chọn tuân thủ pháp luật.
(2) Tiếp tục thể chế hóa quan điểm bảo đảm quyền được sống trong môi trường
trong lành trong cơ chế hiến pháp và cơ chế pháp lý thông thường[7]. Đối
với cơ chế hiến pháp cần cụ thể hóa khoản 2, Điều 119, Hiến pháp năm 2013 để
hoàn thiện thiết chế bảo đảm quyền con người; với các cơ chế pháp lý thông thường
cần phải bảo đảm pháp chế trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, khởi
kiện các chủ thể có hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Tăng cường vai
trò giám sát của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cũng như tổ chức, cá nhân
và truyền thông đối với quá trình này. Nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật
Không khí sạch ở Việt Nam để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đang ô nhiễm
trầm trọng hiện nay[8].
(3)Cần tiếp tục thể chế hóa quan điểm phát triển
bền vững vào pháp luật môi trường và các văn bản pháp lý liên quan theo hướng
không chỉ hoàn thiện riêng một lĩnh vực pháp luật nào mà cần tiếp cận hoàn thiện
đồng bộ pháp luật về phát triển bền vững theo nội hàm mở rộng đã được đề cập
trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, với các trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường,
chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Nghiên cứu tổng thể khung
chính sách, pháp luật về phát triển bền vững, hệ thống hóa, xây dựng thống
nhất, đồng bộ các quy định về vấn đề này trong Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp,
Luật Đầu tư, Luật Lao động, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng,
Luật Đất đai, Luật Biển Việt Nam..., trong đó quy định về ưu tiên đầu tư ngành
nghề công nghệ cao, thân thiện môi trường; loại bỏ dự án gây ô nhiễm môi trường.
(4) Hoàn thiện thể chế về mô hình phát triển kinh
tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Vấn đề này bước đầu được ghi nhận
trong khoản 11, Điều 5, Điều 142, Luật Bảo vệ môi trường 2020. Do vậy, Chính phủ
cần hướng dẫn cụ thể thực hiện điều luật này cũng như xây dựng, hoàn thiện pháp
luật về bảo vệ môi trường.
(5) Cần tiếp tục thể chế hóa quan điểm của Đảng về xã hội hóa hoạt động bảo
vệ môi trường. Bên cạnh trách nhiệm của Nhà nước, cần gắn với nâng cao vai trò
của các cấp ủy đảng, các nhà khoa học, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân trong hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
môi trường. Tăng cường, đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đẩy mạnh
sử dụng các công cụ kinh tế, cũng như các yếu tố thị trường, xã hội trong bảo vệ
môi trường.
(6) Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, cần nghiên cứu ban hành Luật
Về ứng phó với biến đổi khí hậu để thể chế đầy đủ hơn các quan điểm của Đảng,
các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, tạo cơ sở pháp lý
đầy đủ và đồng bộ cho thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu và nước biển dâng
cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế về lĩnh vực này.
(7) Xây dựng hoàn thiện thể chế pháp lý về an ninh môi trường. Luật Bảo vệ
môi trường năm 2014 đã có quy định bước đầu về an ninh môi trường, tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 lại bỏ thuật
ngữ “an ninh môi trường”, do đó, cần sớm bổ sung vấn đề này vào hệ thống pháp
luật bảo vệ môi trường.
(8) Về an
ninh nguồn nước, cần thể chế hóa quan điểm về an ninh nguồn nước trong Văn kiện
Đại hội XIII của Đảng vào các quy định pháp luật.Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020 chưa có quy định về an ninh nguồn nước. Do vậy, vấn đề này cần được bổ
sung quy định trong Luật Tài nguyên nước năm 2012 sửa đổi tới đây, theo hướng bảo
đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả tài nguyên nước./.
[1]
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập I, tr 219
- 220, 276, 117, 114.
[2]
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Sđd, tr219 - 220, 276, 117, 114.
[3]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Sđd, tr219 - 220,
276, 117, 114.
[4]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Sđd, tr219 - 220,
276, 117, 114.
[5]
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Sđd, tr. 154.
[6] Luật Bảo vệ môi trườngnăm
2020dành Chương XV quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường. Tại Chương này đã có các quy định xác định trách nhiệm quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và môi trường,
các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan, cũng như Ủyban nhân dân các cấp.
[7] Bùi Đức Hiển: “Mấy góp ý về quyền được sống trong
môi trường trong lành trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Số 6 (302), 2013, tr12
-18.
[8]
Bùi Đức Hiển:Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội, 2017.