Hội
nghị đã tổ chức nghiên cứu, học tập 4Nghị quyết tương ứng với 4 chuyên đề quan
trọng:Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế,
chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực
đưa nước ta thành nước phát triển thu nhập cao; Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng
cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Tăng cường củng cố, xây dựng
tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đv trong giai đoạn mới do
đồng chí Nguyễn Xuân Quỳnh - Báo cáo viên cao cấp, Phó Giám đốc Quỹ trình bày.
Hội
nghị đã tập trung vào một số vấn đề sau:
Một là,Nghị quyết số 18
về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển
có thu nhập cao” nêu rõ 5 quan điểm với mục tiêu tổng quát là hoàn thiện thể chế,
chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nguồn
lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu
quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá công bằng
và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với
biến đổi khí hậu; tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập
cao. Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, trở
thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả.
Nghị
quyết nêu 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp: Thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền KTTT định hướng XHCN; Hoàn
thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển
nền KTTT định hướng XHCN. Trong đó, điểmđột phá của Nghị quyết lần này là bỏ
khung giá đất, đồng thời yêu cầu có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo
nguyên tắc thị trường; Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao
năng lực quản lý nhà nước về đất đai; Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực; Tập trung giải quyết cơ bản những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc kéo
dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc
doanh; đất của các cơ sở sản xuất, đơn vị sự nghiệp đã di dời khỏi trung tâm đô
thị lớn; thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi sắp xếp lại trụ sở, cơ sở làm
việc thuộc sở hữu nhà nước để chuyển sang mục đích phát triển kinh tế bảo đảm
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; đất thu hồi từ cổ
phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; các loại đất được sử dụng đa mục
đích; giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất; những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch
sử để lại… và Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý và sử dụng
đất.
Hai là, Nghị quyết 19
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định
nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp
hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng,
năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản
sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản cả ở trong nước và ngoài nước;
bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh
thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn.
Chuyển
đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với
nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất
kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học - công
nghệ và đổi mới sáng tạo. Nghị quyết hướng tầm nhìn đến năm 2045 phấn đấu nông
dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông
nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết
chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản
nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới. Nông
thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch,
đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
được bảo đảm vững chắc.
Ba là, Nghị quyết số 20
về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai
đoạn mới phấn đấu đến năm 2030 cả nước có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu
thành viên; 45.000 hợp tác xã với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp hợp tác xã
với 1.700 hợp tác xã thành viên. Bảo đảm trên 60% tổ chức kinh tế tập thể đạt
loại tốt, khá, trong đó có ít nhất 50% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị. Có
trên 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp; phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hoá gắn với liên kết sản
xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh tham
gia vào các chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước
ngoài.
Đến
năm 2045, phấn đấu thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ chức kinh tế tập
thể. Mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, chất lượng hoạt
động ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới; bảo đảm trên 90% tổ chức
kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, trong đó có ít nhất 75% tham gia các chuỗi
liên kết. Phấn đấu có ít nhất 3 tổ chức kinh tế tập thể nằm trong bảng xếp hạng
300 hợp tác xã lớn nhất toàn cầu do Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) công nhận.
Các tổ chức kinh tế tập thể đều áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.Nghị quyết cũng nêu rõ 5 nhóm nhiệm vụ giải
pháp: Nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của
kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Tiếp
tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh
tế tập thể; Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức
kinh tế tập thể; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập
thể; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh HTX Việt
Nam đối với phát triển KTTTđể các Bộ, ngành địa phương các cơ quan liên quan
triển khai thực hiện.
Bốn là, Nghị
quyết số 21 về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức
cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới nhấn mạnh
đến việc đội ngũ đảng viên là nhân tố quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng.Thường xuyên rà soát, sàng lọc, kiên quyết đưa đảng viên
không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng. Phấn đấu đến năm 2030, hàng năm có trên 90%
tổ chức cơ sở đảng, đảng viên được đánh giá, xếp loại từ hoàn thành tốt nhiệm vụ
trở lên; phấn đấu 100% thôn, bản, tổ dân phố có Chi bộ. Tỉ lệ kết nạp đảng viên
mới hàng năm trong giai đoạn 2025 - 2030 đạt từ 3 - 4% trên tổng số đảng viên.
Về
nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 21 hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XIII yêu cầu củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng, nâng
cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; đồng thời yêu cầu coi trọng tự
kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng; kết hợp kiểm tra, giám sát
thường xuyên với kiểm tra, giám sát theo chuyên đề.
Nội
dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc thực hiện Điều lệ Đảng, chấp hành
nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm
vụ công tác, trách nhiệm nêu gương, quy định về những điều đảng viên không được
làm… Tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp trên đối với
tổ chức cơ sở đảng. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn của uỷ
ban kiểm tra cấp trên đối với cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cơ sở
về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; kịp thời xử lý kỷ luật tổ chức đảng,
đảng viên vi phạm.
Hội
nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao nhận thức giúp toàn thể
VC -NLĐ Quỹ nắm vững nội dung cốt lõi và những điểm mới trong các văn kiện Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trên cơ sở đó, đưa
Nghị quyết đi vào cuộc sống tương ứng với tình hình thực tiễn của bản thân, đơn
vị.