Tại Bắc Tây Nguyên (hai tỉnh Gia Lai và
Kon Tum), từ rất lâu đã có những lớp thế hệ người Việt lên cư trú- trí ít cũng
từ thế kỷ XVIII. Đặc biệt là sau năm 1975, một bộ phận lớn cán bộ- quân -
chính- Đảng đã vào xây dựng vùng kinh tế mới, tiếp quản cơ sở của chính quyền
Sài Gòn, trong đó có rất đông người con của quê hương Đất tổ Vĩnh Phú.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”
Câu ca ấy bao đời nay vẫn in sâu trong
tiềm thức mỗi người dân Việt
Nam.
Dù ở nơi đâu, cứ đến ngày giỗ Tổ, hàng chục triệu người con trên khắp mọi miền
Tổ quốc, kiều bào sinh sống ở nước ngoài lại cùng nhau hướng về hoặc hành hương
về đất Tổ, thắp nén hương thành kính, tri ân công đức tổ tiên. Tuy nhiên, không
phải ai cũng có điều kiện ra tận Phú Thọ để dâng hương, tưởng nhớ các Vua Hùng,
đặc biệt là cộng đồng dân cư các dân tộc tỉnh Gia Lai. Xuất phát từ tình cảm đó
mà đồng bào khao khát có nơi tưởng niệm các vua Hùng ngay tại trên quê hương
Gia Lai mình sinh sống.
Tại Gia Lai, cho đến
năm 1998, đa số người dân mới chỉ biết một điểm vui chơi, giải trí duy nhất
trong các dịp lễ, Tết là: Công viên Diên Hồng. Trước thực tế này, Công ty Điện
ảnh Gia Lai - thuộc Sở Văn
hóa-thông tin tỉnh Gia Lai (tiền thân của Công ty cổ phần Văn hóa - Du lịch ngày nay)
đã quyết định đầu tư xây dựng một khu vui chơi, giải trí quy mô mặc dù nguồn
vốn còn hạn hẹp nhưng với niềm đam mê và sự quyết đoán, những người tiên phong
đã nỗ lực vượt qua khó khăn, biến vùng đất đai cằn cỗi thành địa điểm giải trí
và sinh hoạt văn hóa khá hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa Tây nguyên - Công
Viên Đồng Xanh. Nguyên từ năm 1998, trên cơ sở nhà kho và sân phơi đã xuống cấp
của Hợp tác xã An Phú, 14ha gồm nhà kho và sân phơi đã xuống cấp của Hợp tác xã
An Phú đã nhanh chóng trở thành địa điểm giải trí và sinh hoạt văn hóa hiện
đại, đậm đà bản sắc cộng đồng các dân tộc. Công ty Điện ảnh Gia Lai (tiền thân
của Công ty cổ phần Văn hóa Du lịch ngày nay) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng khu
vui chơi giải trí ngay tại cửa ngõ đi vào thành phố Pleiku.
Khu tưởng niệm các Vua Hùng (đền thờ Quốc tổ) được tỉnh Gia
Lai xây dựng tại Công viên Đồng Xanh thuộc xã An Phú, TP. Pleiku từ năm 1996.
Không chỉ ngày Giỗ Tổ, mà cả những ngày lễ, Tết thường niên, khách đến tham
quan, du lịch đều dâng hương tại đền thờ Vua Hùng. Trong khu tưởng niệm các Vua
Hùng, có Tượng Quốc Tổ và 18 Vua Hùng tại đây từng lập kỷ lục Guiness
Việt
Nam
về nội dung: “Tượng Quốc Tổ bằng gỗ mít nguyên khối và 18 Vua Hùng bằng bê tông
cốt thép lớn nhất”. Công trình mang ý nghĩa
văn hóa tâm linh và hàng năm đều được đơn vị quản lý tổ chức chu đáo để nhân
dân các dân tộc Gia Lai đến dâng hương, dâng hoa, hướng về cội nguồn.
Trong tinh thần hướng
về nguồn cội, Công viên Đồng Xanh đã dành một không gian quan trọng vị trí trang trọng nhất
trong tổng thể của Công viên Đồng Xanh để xây dựng đền thờ Quốc tổ Hùng Vương. Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương là công
trình được thiết kế giống như bản mẫu của Đền Hùng ở miền Bắc. Tuy
nhiên, đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên là những mái nhà rông truyền
thống nên khi thiết kế mái đền, đơn vị đã thực hiện cách điệu cong lên
như những mái nhà rông. Đền thờ Hùng Vương được đặt ở trong nhà chính điện với mái
cách điệu nhà Rông Tây Nguyên cao 18 m, có các phù điêu, họa tiết rồng phượng
truyền thống, bên trong đặt tượng Quốc tổ Hùng Vương bằng gỗ mít nguyên khối
sơn son thếp vàng cao 6 m, nặng hơn 2 tấn. Bên trong có 3 bàn thờ, trong đó ở giữa là bàn thờ chung,
2 bên còn lại bên thờ nước, bên thờ đất, được lấy từ Đền Hùng Phú Thọ
đựng trong Bầu sành. Phía trước sảnh đền là
quần thể 18 tượng vị Vua Hùng cao 4 m, bệ đứng bằng đá cao 90cm được làm bằng
bêtông cốt thép và sơn nhũ đồng bên ngoài, tượng trưng cho 18 đời Hùng Vương uy nghi, hoành
tráng,
trang nghiêm. Với đền thờ Quốc tổ
tại Công viên Đồng Xanh được xem là có quy mô lớn nhất miền Trung và Tây
nguyên.
Thông thường, trong dịp Quốc giỗ Hùng Vương, các nghi lễ Dâng hương,
dâng hoa vào lúc 10 giờ sáng ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Gồm có:
Đội tiêu binh rước Quốc kỳ, cờ hội; tiêu binh rước vòng hoa; đọc diễn văn tưởng
nhớ các Vua Hùng; dâng rượu, dâng hương và mâm lễ vật truyền thống (bánh chưng,
bánh dày, trầu cau…), sau đó đại diện các sở, ban ngành trong tỉnh cùng các
đoàn tham dự thắp hương ban thờ các Vua Hùng. Còn đối với nhân dân thì không
chỉ riêng ngày Quốc giỗ đồng bào mới lên thắp hương tưởng niệm mà bất kỳ có dịp
là đồng bào lại hành hương khấn lễ lên Quốc tổ Hùng Vương tại nơi đây.
Đặc biệt, nhân ngày Giỗ Tổ là ngày linh thiêng, nhiều đôi nam thanh nữ tú đã
chọn ngày này làm ngày trọng đại trong cuộc đời mình. Hàng loạt bộ ảnh cưới
được thực hiện tại công viên Đồng Xanh. Ngày vui của họ thực sự có ý nghĩa
trong ngày Quốc lễ của dân tộc. Ngoài ra, các hoạt động của Lễ hội Đền Hùng diễn
ra trong phạm vi công viên văn hóa Đồng Xanh cũng đã thu hút đông đảo người dân
tham gia.
Con người đất Tổ Vĩnh Phú đi lập nghiệp
Nói đến con người của “Đất
trung du” thì dù đi đâu, ở đâu họ vẫn toát lên cái vẻ đẹp mộc mạc giản dị và
rất “Văn Lang” rất “Bút tre”, gây ra một niềm vui phấn
khởi lạc quan yêu đời.
“Vĩnh Phú rừng cọ đồi chè
Gặp nhau ta lại khè khè bắt tay”
Được thành lập từ năm 1996
đến nay, Hội đồng hương Vĩnh Phú ở Gia Lai đã quy tụ được hàng ngàn hội viên. Điều đặc biệt là những người con đất
Tổ vẫn sinh hoạt Hội chung với tên Vĩnh Phú mặc dù ở quê nhà đã chia tách thành
hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, thậm chí sinh hoạt chung quy tụ cả bà con sinh
sống trên Kon Tum (do hai tỉnh Gia Lai - Kon Tum trước đây là một)- một biểu
tượng của sự đoàn kết, đùm bọc không gì chia tách giữa những con người cùng quê
hương bản quán kể từ khi chân ướt chân ráo vào đây lập nghiệp.
Những năm gần đây, Hội đồng hương Vĩnh Phú tổ chức lễ dâng
hương, báo công những thành quả trong lao động, phát triển kinh tế-xã
hội của những người con đất Tổ tại Gia Lai lên
vua Hùng tại công viên Đồng Xanh, đây là hoạt động thường niên của Hội
tại Gia Lai nhân ngày Quốc giỗ. Hiện nay Hội đã thu hút được rất nhiều hội viên
là những người con đất Tổ đang làm ăn, sinh sống tại Gia Lai và lập được 10 chi
hội cấp huyện như: Chi hội Thành Phố, chi hội Chư Pah, Mang Yang, Đức Cơ, Chư Prông,
Ayun Pa, Krong Pa… Các hội viên đều nhiệt tình tham gia với tâm thành kính với
quê hương đất Tổ, với tình cảm yêu thương đùm bọc lẫn nhau như tình làng nghĩa
xóm quê nhà. Theo khảo sát của tác giả thì bà con người Vĩnh Phú (trước đây)
hiện đã có mặt khắp các huyện thị trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đây là hệ quả của
chính sách di dân vùng kinh tế mới sau năm 1975. Đặc biệt là Đoàn kinh tế 331
(sư đoàn 331) ở Gia Lai - Kon Tum sau giải phóng đã có rất đông cán bộ bà con
là người quê đất Tổ; Nhiều công trình, nhiều điểm dân cư in dấu ấn những người con đất trung du Vĩnh
Phú như: Công trình thủy lợi và nông trường Đắk Ui; Vùng kinh tế mới huyện Kon
Rẫy, Ayun Pa, Krong Pa, Chư Prong, Chư Sê… hình thành nên các điểm dân cư trù
phú hiện nay, thâm chí còn giữ nguyên tên quê cũ như (Thôn Hồng Hà xã Ia Beng
huyện Phú Thiện lấy tên của hai xã Hồng Châu và Trung Hà của huyện Yên Lạc tỉnh
Vĩnh Phúc). Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ con em quê hương Đất tổ vào Gia
Lai vốn là bộ đội, giáo viên đi tăng cường tiếp quản miền Nam sau đó ở lại. Họ
cùng gia đình vào đây sinh cơ lập nghiệp, thâm chí đã có gia đình đã ba thế hệ.
Song tất cả đều toát lên vẻ đẹp mộc mạc, chân thành cởi mởi, hiếu khách yêu quê
hương bản quán, lòng luôn hướng về cội nguồn đất Tổ.
Địa danh gắn liền với thời đại Hùng Vương
Hiện nay trên địa bàn Gia
Lai, một loạt các địa danh gắn liền với thời đại Hùng Vương đã được xác định,
đó vừa là lòng tự hào, tự tôn dân tộc, uống nước nhớ nguồn, giáo dục thế hệ
trẻ.
Trước hết phải kể đến đường
Hùng Vương, Đường Lạc Long Quân, Âu Cơ… tất các các huyện thị đều có con đường
đẹp để đặt tên cho hai chữ Hùng Vương, Long Quân, Âu Cơ. Sau đó, phải kể đến
các trường học cấp 2, 3 (Hùng Vương, Trưng Vương). Đặc biệt, tỉnh Gia Lai đã
đặt tên cho ngôi Trường bậc nhất của nền
giáo dục tỉnh là trường THPT Chuyên Hùng Vương. Ngôi trường đã đào tạo biết bao
thế hệ, là niềm tự hào của giáo dục Gia Lai khi mà hàng năm học sinh mang tên
vua Hùng đã mang về hàng chăm huy chương các loại cho tỉnh nhà, nhiều em đã
thành đạt làm cán bộ chủ chốt một số đơn vị. Cũng tại ngôi trường này, hàng năm
ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, các thế hệ giáo viên
và học sinh trong trường lại tập hợp trong hội trường để làm lễ giỗ Tổ tưởng
nhớ ân đức của các vua Hùng đã có công dựng nước và báo công trước anh linh Vua
Hùng. Đây cũng là một nét đẹp nhân văn cao cả trong ngành giáo dục Gia Lai.
Giá trị và phát huy giá trị trong thời đại ngày nay tại Tây Nguyên
Giỗ
Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là một trong những ngày lễ trọng đại và giàu ý
nghĩa với cả dân tộc Việt Nam với nhiều nghi thức đan sen như: Lễ Giỗ đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Lễ
dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng; Lễ
dâng hoa tại nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên
Phong; Lễ rước kiệu về Đền Hùng, do các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích
tổ chức; Lễ dâng hương tại di tích thờ Hùng Vương, danh nhân, danh tướng thời
Hùng Vương. Theo đánh giá của các chuyên gia
UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”
đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá
trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong
việc thúc đẩy tinh thần đại đoàn kết mang ý nghĩa toàn cầu- Xứng đáng là Di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Quốc giỗ Hùng Vương tại Đền Quốc tổ Hùng
Vương ở Gia Lai, với các nghi lễ Dâng hương, dâng hoa vào sáng ngày 10 tháng 3
Âm lịch. Gồm có: Đội tiêu binh rước Quốc kỳ, cờ hội; tiêu binh rước vòng hoa;
đọc diễn văn tưởng nhớ các Vua Hùng; dâng rượu, dâng hương và mâm lễ vật truyền
thống (bánh chưng, bánh dày, trầu cau…), sau đó đại diện các sở, ban ngành
trong tỉnh cùng các đoàn tham dự thắp hương ban thờ các Vua Hùng. Hội đồng
Hương Vĩnh Phúc với đầy đủ con chap, dâu rể… thành kính tưởng nhớ tổ tiên. Nhân
dân đủ thành phần, dân tộc tôn giáo… cũng lần lượt nghiêng mình tưởng nhớ hiền
nhân… Tất cả tạo nên một dòng người nối tiếp nhau hướng về một mục đích chung,
một niềm tự hào chung, một sự đoàn kết không gì lay chuyển nổi bởi chân lý thời
đại.
Trong dịp Quốc giỗ ở Gia
Lai, nếu được tổ chức tốt với sự quan tâm của hệ thống chính trị thì các hoạt
động văn hóa phong phú, hấp dẫn với nhiều hình thức như: Hội trại văn hóa trưng
bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh, Liên hoan văn nghệ quần
chúng và dân ca tại Khu tưởng niệm các Vua Hùng; Trưng bày hoa, cây cảnh, Ngày
Hội sách, Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, Hội chợ thương mại và giới
thiệu sản phẩm các vùng miền; các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian truyền
thống, gồm bóng chuyền nam, bơi chải, đẩy gậy, bắn nỏ, vật dân tộc, đố vui,
giải đố; múa Xoang, hát dân ca các dân tộc, biểu diễn Cồng Chiêng... Sẽ thực sự
là ngày Hội đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.
Từ Quốc giỗ
Hùng Vương, Đền Quốc tổ Hùng Vương, truyền thuyết về bọc trăm trứng, về họ Hồng
Bàng, về con rồng cháu tiên… chúng ta có thể rút ra mấy bài học lớn lao:
Thứ nhất đó là bài học về đoàn kết, bài học
này đã được bao đời gây dựng, ngày nay càng được phát huy để cùng nhau xây dựng
xã hội bình đẳng, bác ái, thiêng liêng, trong sáng, thủy chung son sắc trước
thiên nhiên, trước thời đại. Phát huy truyền thống đoàn
kết của dân tộc chúng ta đã nâng lên thành chân lý, thành chiến lược
cách mạng. “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Êđê, Xê Đăng hay Ba
Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột
thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông
có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm
bớt”.
Thứ hai là bài học về lòng yêu nước, yêu cội
nguồn dân tộc Bởi “từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi
nổi, nó kết thành một làn sóng mạnh mẽ vô cùng to lớn, nó lướt qua mọi sự hiểm
nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và quân cướp nước”. Và cũng chính từ tình yêu đó mà con người chúng ta sẽ mãi
tự hào về dân tộc ta anh hùng, ngàn năm trường tồn cùng nhân gian.
Thứ ba bài học về bảo tồn, kế thừa, phát
triển và quảng bá văn hóa dân tộc Việt Nam, bởi mỗi dân tộc có sắc thái riêng,
còn văn hóa là còn dân tộc. Do đó, chúng ta vừa kế thừa, vừa phát triển vừa
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho nền văn hóa Việt Nam ngày một tiên
tiến đậm đà bản sắc.
Bốn là bài học về lòng biết ơn tổ tiên, uống
nước nhớ nguồn, làm cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành đỉnh cao của
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong văn hóa Việt Nam.
Cuối cùng là bài học đề cao tinh thần cảnh
giác, dựng nước đi đôi với giữ nước. Đây là quy luật sinh tồn của bất kỳ các
quốc gia trên thế giới, đặc biệt Việt Nam lại có vị trí đặc biệt quan trọng
trên bàn cờ chính trị thế giới. Do vậy, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi
lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”.
Lời kể
của Ông Đỗ Xuân Thu - Trưởng ban Liên lạc Hội đồng
hương Vĩnh Phú tại Gia Lai.