Qua
05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU, ngày 21 tháng 4 năm 2017
của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc
của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện (sau đây gọi tắt là
Nghị quyết số 08-NQ/HU), sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người
trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả
quan trọng, góp phần khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy vai trò của
đồng bào các dân tộc trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển các giá trị văn
hóa truyền thống. Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa được tăng cường; giừ gìn
và phát huy được giá trị văn hóa lành mạnh, kịp thời ngăn chặn các luồng văn
hóa độc hại, bài trừ những hủ tục lạc hậu.Nhiều phong tục, tập quán của đồng
bào dân tộc thiếu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng.Đời sống văn hóa của
nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị vãn hóa truyền thống của dân tộc
được phát huy.
Có
được kết quả đó là nhờ công tác tuyên truyền, quán triệt về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc
của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện trong những năm qua đã được
các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương, cơ quan, đơn vị quan tâm triển khai
thường xuyên đến từng địa bàn dân cư gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ”, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”. Hình thức, nội dung tuyên truyền ngày càng
phong phú, đa dạng, như: tuyên truyền trên pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu
hiệu; tuyên truyền qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, chiếu
phim, triển lãm; tuyên truyền qua các đợt về nguồn, tham quan các địa điểm di
tích lịch sử, di tích khu căn cứ cách mạng,...
Bên
cạnh đó, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, cổng thông tin điện tử
huyện, các trạm truyền thanh các xã, thị trấn đã xây dựng nhiều tin, bài, phóng
sự tuyên truyền về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đông
bào các dân tộc, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững quê hương, đất nước. Đồng thời, tuyên truyền, giới thiệu, quảng
bá những đặc trưng văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện đến với
bạn bè, Nhân dân trong và ngoài huyện.
Đảng
ủy các xã, thị trấn đã nêu cao vai trò của các già làng, người có uy tín, gia
đình, dòng họ trong việc bảo tồn các phong tục tập quán, nhà thờ, đình,
chùa,... trên địa bàn; kịp thời, biểu dương, khen thưởng những mô hình, điển
hình tiêu biểu trong việc giữ gìn đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Thông
qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục văn hóa, các hoạt động chỉ đạo, triển
khai Nghị quyết, các phong trào thi đua đã góp phần nâng cao nhận thức của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân trong huyện về
văn hóa, về trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa trong giai đoạn
mới và đã có nhiều sự chuyển biến tích cực; nhiều giá trị văn hóa, các quy định
pháp luật và quy chế, quy tắc ứng xử văn hóa ngày càng thấm sâu vào đời sống xã
hội, tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh trong cộng đồng dân cư,
mỗi gia đình và cá nhân.
Bên
cạnh đó, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể luôn
được các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện quan tâm đúng mức. Các phong
tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát huy; hoạt động
tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân được quan tâm; công tác truyền dạy tiếng nói,
chữ viết của dân tộc Bahnar, bồi dưỡng đội ngũ nghệ nhân chỉnh chiêng được tăng
cường. Những lễ hội, phong tục tập quán của đồng bào các dântộc thiểu số như:
ăn mừng lúa mới, hát xoang, cùng các giá trị văn hóa như cồng chiêng, nhà rông,
tượng nhà mồ hay những nghề thủ công, các môn thể thao truyền thống như: đan
lát, dệt thổ cẩm, bắn nỏ, chạy cà kheo... được đồng bào các dân tộc trên địa
bàn huyện lưu truyền qua các thế hệ…
Tính
đến cuối năm 2021, huyện Đak Pơ còn lưu giữ được 164 bộ cồng chiêng và 03 chiếc
chiêng lẻ với tổng cộng 2.120 chiếc, trong đó 1.282 chiếc chiêng bằng và 838
chiếc chiêng núm; huyện đã xuất ngân sách và vận động các mạnh thường quân mua
01 bộ cồng chiêng gồm 25 chiếc (với tổng trị giá 50 triệu đồng) hỗ trợ cho làng
Klăh Môn - xã Yang Bắc; các làng đồng bào Bahnar đều có đội cồng chiêng và đội
văn nghệ dân gian được duy trì tập luyện và biểu diễn vào các dịp lễ, hội, sinh
hoạt cộng đồng. Theo Quyết định số 03/QĐ-CTN của Chủ tịch nước, huyện Đak Pơ có
03 nghệ nhân hát kể sử thi Bahnar được Chủ tịch nước Cộng hóa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam công nhận danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
Bên
cạnh đó, công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa, đình, chùa,
miếu,... trên địa bàn huyện đều được quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo hằng năm.
Sau khi khánh thành và đưa vào sử dụng, di tích lịch sử Chiến thắng Đak Pơ đã
từng bước phát huy được giá trị, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, phục vụ
khách du lịch; Di tích Hòn đá Ông Nhạc hằng năm đều được giữ gìn và tu bổ; Bia
Chăm Tư Lương đã được Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện đã phối
hợp với đơn vị tư vấn khảo sát, tổ chức các cuộc hội thảo để hoàn thành dự thảo
hồ sơ Bia Chăm Tư Lương đề nghị xếp hạng di tích.
Huyện
cũng đã tập trung công tác chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, các thiết
chế văn hóa, thể thao cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân
cư.Hiện nay, huyện đã thành lập Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện;
8/8 xã, thị trấn đã thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, thị trấn; 2/8 xã,
thị trấn đã có nhà văn hóa riêng biệt; 8/8 xã, thị trấn có sân thể thao; 49/49
thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng và các thiết chế
thể thao đơn giản.Công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí cán bộ quản lý văn hóa từ
huyện đến cơ sở được quan tâm đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, phù hợp với
ngành nghề đào tạo. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương thường xuyên quan
tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ, chuyên môn phù hợp cho cán bộ văn hóa
từ huyện đến cơ sở đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Có
thể nói, qua 05 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vai trò, tầm quan trọng
của công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc
sinh sống trên địa bàn huyện được nâng lên. Nhiều phong tục, tập quán, nghi
thức lễ hội được duy trì; việc phục dựng, kế thừa, phát triển các nghề truyền
thống, bảo vệ tiếng nói, chữ viết của các dân tộc được quan tâm chú trọng. Công
tác quản lý Nhà nước về văn hóa được tăng cường. Nhiều nghi thức, phong tục,
tập quán lạc hậu dân được cải tiến, xóa bỏ. Các thiết chế văn hóa, quy ước,
hương ước ở các thôn, làng, tổ dân phố được quan tâm đầu tư xây dựng, bổ sung,
thay thế phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần
của người dân.
Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn huyện vẫn còn những hạn chế nhất
định. Trước tác động của mặt trái cơ chế thị trường, cuộc cánh mạng khoa học
công nghệ 4.0 đã làm cho một số loại hình văn hóa truyền thống (chỉnh chiêng,
tạc tượng, hát ru,...) bị mai một dần. Các thiết chế văn hoá đã được tăng cường
nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, mới chỉ đáp ứng được phần nào
nhu cầu nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân; một số thiết chế văn
hóa ở một số xã, thị trấn chưa phát huy được tối đa công năng của nó. Các nghệ
nhân có khả năng hát và truyền dạy sử thi, chỉnh chiêng, tạc tượng tuổi đã cao,
sức khỏe yếu, hiện không còn nhiều; số lượng cồng, chiêng
ngày càng giảm…
Do đó, việc
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc
sinh sống trên địa bàn huyệnlà trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của
Nhân dân, cần nâng cao ý thức tự giác, tự nguyện của các cá nhân, gia đình,
dòng họ trong thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá ", phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”
xây dựng con người mới có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống lành mạnh, bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bài trừ những hủ tục lạc hậu,
mê tín, dị đoan. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội hóa về văn hóa,
phấn đấu xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết
chế văn hóa, thể thao cơ sở, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân.