Hoạt động văn hóa, văn nghệ làm tốt vai trò định hướng, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trên địa bàn tỉnh
Trải qua năm 2020, với nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen, nhất là tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng, tác động đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của đất nước; chủ động, kịp thời, đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo, định hướng, cũng như triển khai thực hiện đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, lập thành tích chào mừng các ngày lễ kỷ niệm lớn, nhất là chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trên cơ sở định hướng, chỉ đạo của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại, đưa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đến với người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Vòng xoang ngày hội. Ảnh: Trần Quang Hồng.
Những kết quả nổi bật trong tổ
chức thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ, bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục
tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho các tầng lớp nhân dân về quan điểm
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển
văn hóa, văn nghệ thời kỳ mới. Nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú
được triển khai kịp thời như: Tuyên truyền lưu động; giới thiệu các tác phẩm
văn học, nghệ thuật có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với đời sống văn hóa tinh thần
của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh; giới thiệu, biểu dương công tác bảo
tồn giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, chống sự
xâm nhập của sản phẩm văn hóa độc hại; thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ,
như: Liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ
hướng đến mục tiêu cổ vũ, biểu dương gương người tốt việc tốt, điển hình tiên
tiến trong các phong trào thi đua; nêu cao tinh thần cách mạng, ý chí quyết tâm
thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa
phương; đấu tranh với các luận điệu sai trái, phản cách mạng, làm thất bại âm
mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng;
giới thiệu về di sản văn hóa, giá trị lịch sử, giúp khơi dậy ý thức tự hào và
truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc, ý thức trách nhiệm, tình
yêu quê hương, đất nước trong mỗi cá nhân.
Các hoạt động văn hóa, văn
nghệ được các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, chủ động tổ chức, tạo nhiều
sân chơi bổ ích phục vụ nhân dân: Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Gia Lai lần
thứ II, năm 2020; Chương trình biểu diễn văn nghệ, thời trang với chủ đề “Áo
dài - Di sản văn hóa Việt Nam” và sự kiện “Ngày Áo dài Việt Nam”; Hội thi “Duyên
dáng Áo dài xưa và nay”; Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô; Lễ hội Hoa
Dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya, Hoa Muồng vàng… Các hoạt động giao lưu văn hóa,
văn nghệ hướng về cơ sở, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng biên giới được đẩy mạnh. Hoạt động sáng tác văn hóa, văn nghệ có
nhiều khởi sắc, nhiều tác phẩm văn, thơ có giá trị tư tưởng, nghệ thuật được
phát hành: Tạp chí Văn nghệ Gia Lai tập hợp đăng tải và quảng bá nhiều tác
phẩm văn học, nghệ thuật với nội dung nhân văn, hướng thiện, cổ vũ cái đúng,
cái đẹp và đấu tranh, phê phán cái tiêu cực trong đời sống văn hóa, xã hội. Hoạt
động văn hóa, văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được quan tâm tổ chức phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội, tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị.
Công tác đấu tranh chống các
quan điểm sai trái, hành vi tiêu cực ảnh hưởng xấu đến nền văn hóa, làm tha hóa
con người gắn với việc triển khai thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW, ngày 27 tháng 7
năm 2010 của Ban Bí thư về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại
gây hủy hoại đạo đức xã hội được tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết
liệt, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của các tầng lớp nhân dân, góp phần ngăn
chặn việc sử dụng, phát tán các sản phẩm văn hóa độc hại, loại bỏ các sản phẩm
văn hóa độc hại. Hoạt động đấu tranh phản bác các luận điệu, thông tin xấu, độc
của các thế lực thù địch trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ đạt được những kết quả
tích cực.
Công tác bảo tồn và phát huy
các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh được cấp ủy, chính quyền các cấp
và các cơ quan, đơn vị quan tâm chỉ đạo, thực hiện: Tổ chức truyền dạy cồng
chiêng; tổ chức Lễ đón nhận di tích cấp tỉnh Bến đò A Sanh… Đến nay, tỉnh có 03
di tích được xếp hạng, nâng tổng số di tích xếp hạng lên 26 di tích (14 di tích
Quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh). Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn sử thi
Bahnar; xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị công nhận bảo vật Quốc gia Bộ rìu tay
sơ kỳ đá cũ tại thị xã An Khê; phục dựng một số lễ hội truyền thống, như: Lễ
cúng cầu mưa, Lễ cúng giọt nước, Lễ cúng bến nước, Lễ cưới truyền thống… Công
tác bảo tồn tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số được cấp ủy, chính
quyền các cấp quan tâm thông qua các lớp bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar. Các lễ hội
truyền thống kết hợp biểu diễn cồng chiêng, xoang, như: Lễ bỏ mả, Mừng nhà
Rông, Mừng lúa mới, Mừng chiến thắng… đã duy trì được bản sắc văn hóa các dân tộc
Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng.
Công tác xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở được quan tâm, trong đó chú trọng đưa các sản phẩm văn học, nghệ
thuật, các chương trình biểu diễn nghệ thuật… đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hóa về cơ sở; đảm
bảo cho nhân dân được tham gia sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa tốt đẹp
và tự tổ chức các hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng...
Tiếp tục phát huy những kết
quả đạt được, công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động văn hóa, văn nghệ, bảo tồn
và phát huy các giá trị di sản văn hóa cần được các cấp, các ngành quan tâm, thống
nhất về mặt nhận thức văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động
lực phát triển bền vững; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị,
xã hội, có như vậy văn hóa mới góp phần tích cực xây dựng con người mới, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, cổ
vũ, động viên các tầng lớp nhân dân hướng đến chân - thiện - mỹ, nhằm khẳng định,
tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng và nhân văn./.
|