Dẫu vậy, sự kiện này
hình như không tác động nhiều lắm đến phong trào hoạt động của các chuyên ngành
và sự lao động sáng tạo nỗ lực của mỗi tác giả. Những hoạt động quen thuộc của
Hội Văn học Nghệ thuật vẫn diễn ra đều đặn bắt đầu từ Rằm tháng Giêng năm Bính
Tuất với Ngày thơ Việt Nam tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn kết và đêm thơ nhạc
giao lưu với cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội
trú tỉnh. Sau đó, các đêm thơ nhạc hầu như đều được tổ chức để chào mừng các ngày
lễ lớn trong năm như Ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17/3), Ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh (19/5), Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7), Ngày Quốc khánh (2/9).
Trong năm 2019, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai
phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức thành công Liên hoan ảnh
nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ 24 năm 2019, triển lãm tại
đường Anh hùng Núp, Quảng trường Đại Đoàn kết, TP. Pleiku. Triển lãm diễn ra từ
ngày 28/4/2019 đến ngày 1/5/2019, thu hút hàng ngàn người xem. Là đơn vị đăng
cai, buộc các nghệ sỹ chuyên ngành Nhiếp ảnh phải lao động nỗ lực hơn. Kết quả,
chuyên ngành nhiếp ảnh đã nhận được giải thưởng đồng đội, tác giả Huy Tịnh đạt Huy
chương Bạc với tác phẩm: “Mặt nạ bùn” và 2 tác giả khác đạt giải khuyến khích. Năm
2019 cũng là năm mang lại dấu ấn sâu sắc cho một số tác giả như tác giả Phạm Dực
được Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phong tặng tước hiệu Nghệ sỹ Nhiếp ảnh đặc
biệt xuất sắc, tác giả Nguyễn Ngọc Hòa được giải Huy chương Vàng đề tài con người
và cuộc sống cho tác phẩm: “Cha và các con”.
Với các họa sĩ, triển
lãm Mỹ thuật khu vực V - Nam miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 24 tại Đăk Lăk từ
ngày 13 đến 22/8/2019 là một sự kiện lớn. Gia Lai có 18 tác phẩm của 18 tác giả
được chọn treo trong đó có tác phẩm của họa sĩ Mai Quý Ngọc đạt giải B (không
có giải A) và 02 tác phẩm của họa sĩ Gia Lai được Hội Mỹ thuật Việt Nam nghiệm
thu, hỗ trợ sáng tác.
Với các nhạc sĩ, tại liên
hoan Âm nhạc toàn quốc khu vực phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh từ
ngày 25 đến 29/8/2019 có 02 ca khúc tham dự và tác phẩm của nhạc sỹ Thảo Nam
Giang đạt giải A.
Trong chuyên ngành văn học,
nhiều tác giả có khả năng thích ứng nhanh với các
loại hình văn học. Không chỉ làm thơ, họ còn viết báo, bút ký, ghi chép, phóng
sự, tản văn, truyện ngắn... Nhờ vậy, tác phẩm của họ xuất hiện thường xuyên
trên các báo, tạp chí trong và ngoài tỉnh. Các tác phẩm của Hoàng Thanh Hương,
Ngô Thanh Vân, Nguyễn Tiến Lập ngày càng có chiều sâu. Nhiều cây bút cũng được
bạn đọc nhớ tên như Phan Lan Hương, Lê Vi Thủy, Tạ
Ngọc Điệp, Nguyễn Đình Phê, Hà Công Trường, Trương Thị Chung, Kim Sơn... Hoàng
Thanh Hương được NXB Hà Nội mua bản quyền và xuất bản tập truyện và ký “Ngày
bình thường trở lại” và tập sách nghiên cứu văn hóa dân gian “Tượng gỗ dân gian
Ba na, Gia rai” NXB Văn hóa Dân tộc mua bản quyền xuất bản và đạt Giải C Giải
thưởng năm 2019 của Hội VHNT các DTTS Việt Nam cho tập sách này. Cây viết trẻ
Đào An Duyên tự bỏ kinh phí xuất bản tập tản văn “Dòng sông trôi qua đời tôi” và
chị cũng đạt giải C giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt
Nam
năm 2019…
Những kết quả
trên chứng tỏ đội ngũ tác giả Văn học Nghệ thuật ở Gia Lai vẫn kiên trì lao động
bền bỉ, gom góp hương sắc cho đời. Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Huy Tịnh cho biết: “Giải
thưởng anh đạt được trong năm 2019 là niềm khích lệ rất lớn. Để lọt vào 11 tác
phẩm đạt giải trong số hơn 3.000 tác phẩm tham dự không phải dễ. 10 tỉnh miền
Trung và Tây Nguyên có nhiều nét tương đồng trong cuộc sống lao động sản xuất,
con người... nên tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau nhưng nội dung phản ánh,
cách thể hiện rất dễ bị trùng lặp. Vì vậy, tác phẩm đạt giải vừa là sự so tài,
vừa là cuộc canh tranh gay gắt. Sự ghi nhận của hội đồng nghệ thuật về giá trị
tác phẩm giúp anh cảm thấy tự tin hơn, hứng khởi hơn để tiếp tục phát huy tiềm
năng, phấn đấu có thêm nhiều tác phẩm có giá trị”. Họa sỹ Mai Quý Ngọc tâm sự:
“Năm vừa rồi được giải cao, tôi vẫn nghĩ đó là sự may mắn. Là một người sáng
tác trẻ, tôi luôn mong muốn tác phẩm của mình chuyển tải được hơi thở của thời
đại, cùng với các bậc đàn anh, đàn chị góp phần làm cho đời sống tinh thần thêm
phong phú. Năm tới, tỉnh Gia Lai đăng cai triển lãm khu vực, tôi cố gắng chú ý
xây dựng bố cục, màu sắc, nội dung phản ánh để tác phẩm đạt chất lượng cao hơn
nữa”. Nhà văn trẻ Tạ Ngọc Điệp mong muốn “Mỗi người sáng tác văn học nghệ thuật
tỉnh, đặc biệt là những hội viên trẻ cần nâng cao nhận thức chính trị, bám sát
các sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, bám sát thực tiễn đời sống của
bà con các dân tộc trong tỉnh, mở rộng biên độ đề tài sáng tác để có những tác
phẩm văn học nghệ thuật thực sự, đem lại niềm vui, sự trân quý cho người thưởng
thức và mong muốn lãnh đạo Hội VHNT và lãnh đạo tỉnh quan tâm hơn đến việc hỗ
trợ cho văn nghệ sĩ trong các hoạt động văn học nghệ thuật ”.
Năm 2019 đã khép lại nhưng con đường của văn
chương nghệ thuật vẫn rộng mở thênh thênh phía trước, hứa hẹn sẽ có thêm nhiều
tác phẩm chất lượng cao, phản ánh sâu sắc hơn mọi lĩnh vực của cuộc sống trên
chặng đường sắp tới trên quê hương Gia Lai./.