Phần thứ nhất: “Một số
vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực ở Việt Nam”
Một là, làm rõ một số vấn đề có tính lý luận về công
tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam. (1) Tham nhũng,
tiêu cực là “giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm”; (2) Tham nhũng là một trong
những nguy cơ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam; uy hiếp sự tồn vong của chế
độ; làm mất niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng; (3) Phòng là cơ
bản, lâu dài, chống là cấp bách, trước mắt; (4) Đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ,
bất kể người đó là ai; (5) Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là để
“trị bệnh cứu người”, kỷ luật một vài người để cứu muôn người, truy tố một vụ
để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực; (6) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày
càng trong sạch, vững mạnh; khẳng định
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược”, nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức khó
khăn, phức tạp, cần thực hiện đồng bộ các nhiệm
vụ, giải pháp hướng tới mục tiêu “không
thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực.
Hai là, tổng kết thực tiễn công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng ở nước ta trong 10 năm qua; làm rõ 04 kết quả nổi bật: (1) Về phát hiện, xử lý; (2) Xây
dựng, hoàn thiện thể chế; công khai, minh bạch, kiểm soát quyền lực, xây dựng
văn hóa liêm chính; (3) Mở rộng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ra khu vực
ngoài nhà nước; (4) Tăng cường hợp tác quốc tế; và 08 bài học kinh nghiệm rút ra
từ thực tiễn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và 08 bài học kinh nghiệm: (1)
Biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế, nói đi đôi với làm; (2) Phải
tiến hành kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng; (3) Chú trọng công tác
cán bộ; (4) Tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các
sai phạm; (5) Tăng cường kiểm soát quyền lực; (6) Phát huy vai trò nòng cốt và
sự phối hợp của các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng; (7) Gắn phòng,
chống tham nhũng với xây dựng Đảng, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội; (8) Các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
phải phù hợp với đặc điểm, tình hình ở Việt Nam.
Ba
là, chỉ ra
những nhiệm vụ, giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong thời
gian tới, với 05 nhiệm vụ, giải
pháp căn bản: (1) Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy vai trò gương
mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo; (2) Tiếp tục xây dựng,
hoàn thiện thể chế; (3) Đẩy mạnh phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; (4)
Hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về phòng ngừa tham nhũng; (5) Xây
dựng cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới; mở
rộng hợp tác quốc tế; triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng
khu vực ngoài nhà nước và 05 vấn đề cần lưu ý trong công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực: (1) Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và từng
thành viên phải đúng vai, thuộc bài; (2) Hoàn thiện thể chế để không thể tham
nhũng, tiêu cực; (3) Thi hành đồng bộ giữa kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính và
xử lý hình sự; (4) Tập trung xử lý những khâu yếu, việc khó; (5) Đẩy mạnh công
tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Phần thứ hai: “Nhất quán phương châm: Phòng
ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc”. Nội dung tập trung
làm rõ:
Công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng: (1) Bản chất của Đảng; (2) Xây dựng, chỉnh đốn
Đảng trong sạch, vững mạnh; (3) Xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, liêm khiết;
(4) Chống tham nhũng, tiêu cực; (5) Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Việc “Rèn luyện suốt đời, thường xuyên tự soi,
tự sửa” của cán bộ, đảng viên: (1) Chỉ ra các biểu hiện, hành vi tiêu cực của
cán bộ, đảng viên: Sợ trách nhiệm, móc ngoặc, tham ô, làm xiếc, một sự thật
nhức nhối...; (2) Chỉ ra giá trị đích thực của người cán bộ, đảng viên: Uy tín,
mối quan hệ giữa chức vụ và uy tín, cái làm nên uy tín của đảng viên; (3) Khẳng
định chân lý: Suy cho cùng mọi thành bại đều do con người; sự nghiệp cách mạng
thành bại cũng chủ yếu do cán bộ, đảng viên. Từ đó nhắc nhở, yêu cầu cán bộ,
đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, nâng cao
năng lực, trình độ.
Thông điệp
rút ra là: “Vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là
phòng ngừa từ xa, từ sớm, mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt
là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán
bộ, đảng viên để trị tận gốc tham nhũng, tiêu cực”.
Phần
thứ ba: “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”
Nội dung
bao gồm các ý kiến đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập
trung vào các nội dung: (1) Khẳng định vai trò và uy tín của đồng chí Tổng Bí
thư, Trưởng Ban Chỉ đạo đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực; (2) Bày tỏ sự tin tưởng, đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân
đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của
Đảng và đồng chí Tổng Bí thư; (3) Mong muốn, đòi hỏi cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực không dừng, không nghỉ mà phải kiên quyết, kiên trì
chống “giặc nội xâm” đến cùng. Trong việc tiếp tục khẳng định: “Quyết tâm đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ là nhiệm vụ và trách nhiệm
của các cơ quan chuyên trách mà đã trở thành mối quan tâm chung, hành động chung
của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên và cả bạn bè quốc tế”.
Giá trị của tác phẩm: (1) Tác phẩm là cẩm nang phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực, vấn đề rất cốt lõi để xây dựng Đảng và Nhà nước ta
ngày càng trong sạch, vững mạnh. (2) Tác phẩm có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn, là sự tổng kết thực tiễn để định hướng giải pháp thực hiện có hiệu quả
công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian đến. (3)
Tác phẩm khẳng định thành tựu và ý nghĩa to lớn của công cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực trong những năm qua với vai trò của Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng
Ban Chỉ đạo, đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, khoa học, bài bản, chắc chắn,
hiệu quả. (4) Tác phẩm cho thấy sự nhất quán giữa nói và làm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng để xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. (5) Tác phẩm
khẳng định niềm tin, sự đồng tình, ủng hộ, cổ vũ của các tầng lớp Nhân dân với
quyết tâm của Đảng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
ở Việt Nam./.