TRANG NHẤT > THỜI SỰ
Cập nhật 20/03/2023 (GMT+7)

Hướng dẫn triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tác phẩm đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 97 - HD/BTGTW về triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tạp chí Tuyên giáo trân trọng giới thiệu toàn văn bản Hướng dẫn.


Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023) và 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (01/02/2013-01/02/2023), Ban Nội chính Trung ươngchủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương,Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thậtvà các cơ quan liên quanđã tổ chứcxuất bản,ra mắttác phẩm“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”củađồng chíTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là cuốn cẩm nang về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng đối với côngtác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và sự nghiệp cách mạng của nước ta hiện nay.

Nhằm quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị,Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn triển khai đợt học tập, sinh hoạt chính trị, tư tưởng vềtác phẩm“Kiên quyết, kiên trì đấu tranhphòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”củađồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thưBan chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhândânnhận thức sâu sắcvề những nội cốt lõi trong tác phẩm: bản chất, mục đích, ý nghĩa,kết quả, bài học trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian quavà những chủ trương, quan điểm, phương châm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác này trong giai đoạn hiện nay; tâm huyết, trăn trở, hành động quyết liệt, nhất quán của người đứng đầu Đảng ta trong công cuộc đấu tranh phòng, chốngtham nhũng, tiêu cực, tích cực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hết lòng, hết sức phụng sự cách mạng, phục vụ nhân dân; sự ủng hộ, ghi nhận, niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân và bạn bè quốc tế về công tác hệ trọng này.

-Tạo sự thống nhấtvề nhận thức, ý chí và hành động trong toànhệ thống chính trị và toànxã hội-“trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị;củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.

-Nâng cao ý thức,trách nhiệm, quyết tâm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đấu tranh phòng, chống mọi biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, vận dụng những vấn đề lý luận và thực tiễn đề cập trong tác phẩm vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

2. Yêu cầu

- Việc tổ chứcđợt sinh hoạtphải được triển khai nghiêm túc, thườngxuyên, sâu rộng tới từng chi bộ, tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân.

-Hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, sáng tạo, hiệu quả, tiết kiệm, gắn với các hoạt động triển khai đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng về công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảng, các sự kiện chính trị của đất nước, địa phương, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị.

II. NỘI DUNG SINH HOẠT

Tác phẩm“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”gồm các bài viết, phát biểu, chỉ đạo, tổng kết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trình bày trong 600 trang với 111 bức ảnh, được kết cấu thành 3 phần.Nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền nội dung tác phẩm cần tập trung vào một số nội dung chính sau đây:

1. Những nội dung cốt lõi của tác phẩm

1.1.Phần thứ nhất“Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam”(trang 11 đến 206), gồm 01 bài viết tổng quan, 04 phát biểu kết luận tại cácHội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực(năm 2014, 2018, 2020, 2022)và tríchcáckết luậncủađồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại 36phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo(từnăm2013-2022).Nội dungtập trung làm rõ những vấn đề sau:

Một là,làm rõ một số vấn đề có tính lý luận về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam:

-Tham nhũng, tiêu cực là gì?tác hại ra sao?vị trí, vai trò của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Tư tưởng, quan điểm, phương châm chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;phạm vi, nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đócần nhấn mạnh:(1)Tham nhũng, tiêu cực là “giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm”;(2)Tham nhũng là một trong những nguy cơ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam; uy hiếp sự tồn vong của chế độ; làm mất niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng;(3)Phòng là cơ bản, lâu dài, chống là cấp bách, trước mắt; (4)Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai;(5)Mục đíchcủa việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là để “trị bệnh cứu người”,kỷ luật một vài người để cứu muôn người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực;(6)Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.

- Khẳng định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là“một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược”nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp,thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị tư tưởng, tổ chức hành chính, kinh tế, hình sự;kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực;“không thể chỉ làm một lần là xong; ngược lại, phải làm rất kiên quyết, kiên trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằng ngày”;đòi hỏi“phải có quyết tâm rất lớn, thống nhất rất cao, biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại”.Từ đóđề ra các nhiệm vụ, giải pháp hướng tới mục tiêu“không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực.

Hai là, tổng kết thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta trong 10 năm qua:

-Làm rõ 04 kết quả nổi bật: vềphát hiện, xử lý[1];xây dựng, hoàn thiện thể chế[2];công khai, minh bạch, kiểm soát quyền lực, xây dựng văn hóa liêm chính;mở rộng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ra khu vực ngoài nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế.

- Đúc rút 08bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực:(1)Biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế, nói đi đôi với làm; (2)Phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng; (3)Chú trọng công tác cán bộ; (4)Tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các sai phạm; (5)Tăng cường kiểm soát quyền lực; (6)Phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp của các cơ quan chứcnăngphòng, chống tham nhũng; (7)Gắn phòng, chống tham nhũng với xây dựng Đảng, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; (8)Các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phù hợp với đặc điểm,tình hình ở Việt Nam.

Ba là,chỉ ra những nhiệm vụ, giải phápnhằmngăn chặn, đẩy lùitham nhũng, tiêu cựcthời gian tới

- Chỉ ra 05nhiệm vụ, giải phápcăn bản:(1)Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy vai trò gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo; (2)Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế; (3)Đẩy mạnh phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; (4)Hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về phòng ngừa tham nhũng; (5)Xây dựng cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cựctrong sạch,vững mạnh; mở rộng hợp tác quốc tế; triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước.

- Chỉ ra 05 vấn đề cần lưu ý trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực:(1)Ban Chỉ đạo và từng thành viên phải đúng vai, thuộc bài; (2) Hoàn thiện thể chế để không thể tham nhũng, tiêu cực; (3) Thi hành đồng bộ giữa kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự; (4) Tập trung xử lý những khâu yếu, việc khó; (5) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

1.2.Phần thứ hai“Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm từ xa, cả ngọn lẫn gốc”(trang 207 đến 522),gồmtuyển chọn22 bài viết, bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Nội dung tập trung làm rõ:

-Công tácxây dựng, chỉnh đốn Đảng:(1)Bản chất của Đảng; (2) Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; (3) Xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch,liêm khiết; (4) Chống tham nhũng, tiêu cực; (5) Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

- Việc“Rèn luyện suốt đời, thường xuyên tự soi, tự sửa”của cán bộ, đảng viên:(1)Chỉ ra các biểu hiện, hành vi tiêu cực của cán bộ, đảng viên: sợ trách nhiệm, móc ngoặc, tham ô, làm xiếc, một sự thật nhức nhối,…; (2) Chỉ ra giá trị đích thực của người cán bộ, đảng viên: uy tín, mối quan hệ giữa chức vụ và uy tín, cái làm nên uy tín của đảng viên;(3)Khẳng định chân lý: Suy cho cùng mọi thành bại đều do con người; sự nghiệp cách mạng thành bại cũng chủ yếudocán bộ, đảng viên. Từ đó nhắc nhở, yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực, trình độ.

- Thông điệprút ra là:“Vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ xa, từ sớm, mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên để trị tận gốc tham nhũng, tiêu cực”.

1.3. Phầnthứ ba “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”(trang 523 đến 619),tuyển chọn 96trên tổng số hàng vạn ý kiến của các tầng lớp nhân dân, đại biểu Quốc hội và của chính khách, học giả nước ngoàibày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo củaĐảng và vai trò củađồng chí Tổng Bí thư.

- Cácý kiếntập trung vào các nội dung:(1)Khẳng định vai trò to lớn và uy tín rất cao của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; (2) Bày tỏ sự tin tưởng, đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư; (3) Mong muốn, đòi hỏi cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không dừng, không nghỉ mà phải kiên quyết, kiên trì chống “giặc nội xâm” đến cùng.

- Các ý kiến tiếp tụckhẳng định:“Quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách mà đã trở thành mối quan tâm chung, hành động chungcủa các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên và cả bạn bè quốc tế”.

2. Giá trị của tác phẩm

(1).Tác phẩm là cẩm nang trong công tác phòng, chốngtham nhũng, tiêu cực,vấn đề rất cốt lõi để xây dựng Đảngvà Nhà nướcta ngày càng trong sạch, vững mạnh,thể hiện nhuần nhuyễn phương châm:kết hợp đồng bộ giữa “xây” và “chống”;giữa đẩy lùi và ngăn chặn từ sớm, từ xa;giữa xử lý nghiêm minh, nghiêm khắc và phòng ngừa, giáo dục;giữaxây dựng Đảng vững mạnh về chính trị tư tưởng, tổ chức và cán bộ gắn liền với chống suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên;giữa quyết tâm chính trị của người đứng đầu Đảng, của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị với sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, bạn bè quốc tế.

(2).Tác phẩmcóý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, là sựtổng kết thực tiễnphong phúrút ra những vấn đề có tính lý luận và các bài học kinh nghiệm quý đểcủng cố thêm bản lĩnh, sức mạnh và niềm tin; định hướnggiải pháp thực hiện cóhiệu quảcông tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cựctrong thời gian tới.

(3). Tác phẩmkhẳng định thành tựu và ý nghĩa to lớn của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong những năm qua vớivai trò của Ban Chỉ đạoTrung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cựcdưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, khoa học, bài bản, chắc chắn, hiệu quả. Nhiều tư tưởng, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nguyên tắc hành động, giải pháp cơ bản để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Tổng Bí thư khởi xướng, chỉ đạo đã phát huy hiệu quả, được khẳng định qua thực tiễn, đã đúc kết, rút ra những bài học kinh nghiệm quý, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, trong đó, nhiều nội dung đã được cụ thể hóa, thể chế hóa thành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

(4). Tác phẩmcho thấy sự nhất quán giữa nói và làm; sự kiên trì đấu tranh không ngừng nghỉ; sự thống nhất giữa những nung nấu nhiều năm và hành động quyết liệt trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực củađồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; cho thấy tầm nhìn, sựnhất quán cùng nhữngtrăn trở, suy nghĩ củađồng chí Tổng Bí thư để có các biện pháp, giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả

(5).Tác phẩm khẳng định niềm tin,sự đồng tình, ủng hộ, cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, đại biểu Quốc hội, chính khách, học giả nước ngoàivớiquyết tâm của Đảngvà những chỉ đạo hiệu quả của đồng chí Tổng Bí thưtrong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Tuyên giáo Trung ương

- Chủ trì hướng dẫn triển khai đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng vềtác phẩm“Kiên quyết, kiên trì đấu tranhphòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”củađồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí, các cơ quan truyền thông xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền nâng cao nhận thức vềcông tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị ở Việt Nam; giới thiệu nội dungtác phẩm“Kiên quyết, kiên trì đấu tranhphòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”củađồng chíTổng Bí thư và nhữngghi nhận, đánh giá của các học giả, cán bộ, đảng viên, nhân dânvề nội dung tác phẩm.

- Tổ chứcthông tin lý luận giới thiệu sâu sắc nội dungtác phẩmtrong các Hội nghị báo cáo viên Trung ương, hướng dẫn triển khai đến cấp cơ sở.

- Phối hợp với Ban Nội chính Trung ương biên soạn tài liệu Hỏi - Đáp trình bày những nội dung cốt lõi của tác phẩm phục vụ nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến từng chi bộ, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nội dung tác phẩm. Đưa tài liệu học tập, nghiên cứu, quán triệt về tác phẩm làm nội dung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trong chương trình tập huấn giảng viên lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân và trung tâm chính trị cấp huyện. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến tài liệu trên hệ thống thông tin công tác tuyên giáo, trên các ứng dụng điện tử của Ban Tuyên giáo Trung ương, phát huy ưu thế tuyên truyền trên internet.

-Phối hợp với Ban Nội chính Trung ương,Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chứccác Hội thảokhoa học cấp quốc gia làm sáng tỏ nội dung, giá trị, ý nghĩa của tác phẩm, vận dụng trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảngvà hệ thống chính trị ở nước ta, ở mỗi cấp, mỗi ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Tổ chứcxây dựng các phim tài liệutuyên truyền về nội dung tác phẩm gắn với tư tưởng chỉ đạo, hành động quyết liệt và sự cống hiến không ngừng của đồng chí Tổng Bí thư cho công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phụng sự sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhân dân, góp phần xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Chủ trì phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội văn học - nghệ thuật, các hội đặc thù ở Trung ương có những hình thức khuyến khích văn nghệ sĩ, trí thức đầu tư nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật, báo chítuyên truyền về tác phẩm và những thành tựu trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, gópphần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Tăng cường chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan đấu tranh, phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị.

2. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương

- Chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc tổ chức nghiêm túc đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng này gắn với sinh hoạt chính trị về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng theo Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương; chú trọng liên hệ sâu sắc với thực tiễn của cơ quan, đơn vị, nêu cao vai trò, trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, địa phương, cơ quan, đơn vị trong học tập, tuyên truyền, triển khai việc thực hiện đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng này.

+Hình thức:Đưa việc giới thiệutác phẩmvào trong sinh hoạt của cấp ủy, sinh hoạt chi bộ hàng tháng, sinh hoạt chuyên đề của từng chi bộ.

+Thời gian thực hiện: Việc triển khai đợt sinh hoạt phải được tổ chức thường xuyên,tập trung cao điểm vào dịp kỷ niệmnhững ngày lễ lớn của đất nước như: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước;Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng thángTámvà Quốc khánh mùng 2/9…

+Tài liệu sinh hoạt:Tác phẩm“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngvàTài liệu Hỏi - đápnhững nội dung cốt lõi của tác phẩm.

- Chỉ đạo đưa nội dung tác phẩm vào trong chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị ở các trường chính trị, trung tâmchính trị cấp huyện.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàntổ chức tuyên truyền sâu rộngcông tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở nước tađược trình bàytrong tác phẩmcủa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nhữngghi nhận, đánh giá của các học giả, cán bộ, đảng viên, nhân dânxung quanhtác phẩm; chú trọng tuyên truyền trên các ứng dụng nền tảng mạng xã hội.

- Có các hình thức phù hợp khuyếnkhíchhoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật, sản xuất phim tài liệu, phim ngắn, các tác phẩm báo chí, xuất bản để tuyên truyền, làm sáng tỏ vềcông tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng và hệ thống chính trịở Việt Namđược trình bàytrong tác phẩm.

- Tăng cường các hoạt động tổ chức hội thảo, nghiên cứu khoa họclàm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác phòng, chống thamnhũng, tiêu cực ở nước ta;nhữngđóng góp của đồng chíTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngvề tổng kết thực tiễn và nghiên cứu, bổ sung, phát triểnlý luận vềcông tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

- Tích cực chỉ đạo công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh,phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch vềcông tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta; nhận diện, chỉ rõ luận điệu, âm mưu, thủ đoạn, phương thức và có giải pháp phòng ngừa, đấu tranh tích cực, hiệu quả.

-Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tham mưuvớicấp ủycác nội dung sau:tổ chức đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng sâu rộng;phổ biến tài liệu Hỏi - đáp những nội dung cốt lõi của tác phẩm phục vụ nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền về tác phẩm;biên soạn và phát hành các tài liệuvận dụng những nội dung của tác phẩm phù hợp với thực tiễn địa phương, cơ quan, đơn vị và tuyên truyền sâu rộngtrong cán bộ, đảng viên nhân dân;chỉ đạo, định hướng nội dung tuyên truyền,thường xuyên theo dõi, nắm bắt công tác tuyên truyền để có chỉ đạo kịp thời;mời các chuyên gia, nhà khoa họcgiới thiệunội dungcốt lõi củatác phẩmtrong các hội nghị báo cáo viên, hội nghị thông tin lý luận của địa phương;đưa nội dungtác phẩmthành các nội dung trọng tâm, thường xuyên trong bản tin, tài liệu sinh hoạt chi bộ năm 2023và chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị tại cáctrường chính trị vàtrung tâm chính trịcấp huyện.

Báo cáoviệctriển khaithực hiện Hướng dẫnvề Ban Tuyên giáo Trung ươnggồm: kế hoạch triển khai thực hiệnphát hành trước ngày31/3/2023; báo cáokết quả thực hiện vào tháng 12 hằng năm; báo cáo sơ kết giai đoạn 2023-2025 vào tháng 11/2025.

3. Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ươngchỉ đạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thường xuyên trong toàn lực lượng; phối hợp với BanTuyên giáo Trung ương triển khai thực hiện tốt việc tuyên truyền vềcông tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị được trình bày trong tác phẩm, đặc biệt là trên không gian mạng;bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về công tác hệ trọng này.

4. Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đảng ủy Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Ban cán sự Đảng Bộ Khoa học Công nghệ, Hội đồng Lý luận Trung ươngđẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội thảo, tọa đàm, biên soạn sách, ấn phẩm tiếp tục làm rõ những giá trị lý luận và thực tiễn vềnội dung tác phẩm;chỉ đạo đưa nội dung cuốn sách tích hợp trong các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị trong hệ thống các trường chính trị trực thuộc.

5. Ban Cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thôngphối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sâu rộng vềnội dung cuốn sách; chú trọng tuyên truyền trên các ứng dụng nền tảng mạng xã hội; chỉ đạocác nhà xuất bản tổ chức biên soạn, phát hành các ấn phẩm, công trình khoa học về các nội dung nêu trên; theo dõi, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong việc đăng tải, phổ biến thông tin, quan điểm sai trái.

6. Ban Cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchchỉ đạo, hướng dẫn ngành dọc và các đơn vị chức năng tổ chức hoạt độngsản xuất phim tài liệu, phim ngắn; sáng tác, biểu diễn, triển lãm văn hóa, nghệ thuật,…tuyên truyền vềnội dung, giá trịtác phẩmcủa Tổng Bí thưvà những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh ở Việt Nam những năm qua.

7. Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giaotổ chức, triển khai tốt đợt sinh hoạt chính trị đến từng cán bộ, đảng viên đang học tập, công tác, sinh sống tại nước nước ngoài;chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức hội thảo, tọa đàm, tuyên truyền với hình thức phù hợp.

8. Ban Cán sự Đảng bộ Giáo dục- Đào tạo, Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và xã hộiđưa các nội dung tác phẩm tích hợp trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chính trị trong hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo quốc dân, các trường đào tạo nghề, trong bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ giảng viên, giáo viên...

9.Đảng đoàn Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam,các tổ chức chính trị xã hội,Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minhchỉ đạo các cấp bộ đoàn, hội tăng cường và đa dạng hóa các hoạtđộng tuyên truyền,tổ chức các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm, các cuộc thi... để tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong thế hệ trẻ về nội dungtác phẩm; tăng cườngbồi đắp lý tưởng, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, chống các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến, tự chuyển hóa”cho đoàn viên, hội viên.

10.Các cơ quan thông tấn, báo chí

- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: mở chuyên trang, chuyên mục, các bài xã luận, chuyên luận, nghiên cứu với nội dung sâu sắc; tổ chức diễn đàn trao đổi tiếp tục bổ sung, làmrõ nội dung, giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm.

- Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, tổ chức phát sóng các phim tài liệu, phóng sựtuyên truyền về nội dung tác phẩm,về thành tựucông tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam; phân tích, làm rõ giá trị, ý nghĩa lý luận và thực tiễn nội dungtác phẩmđối với cách mạng Việt Nam./.




[1]Kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (04 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, 36 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương); xử lý hình sự 37 cán bộ diện Trung ương quản lý)

[2]Đảng đã ban hành 250 văn bản; Quốc hội ban hành hơn 300 luật, pháp lệnh; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hơn 2.000 nghị định

Ban Tuyên giáo Trung ương


Như Ý (Tổng hợp, nguồn BTGTW).
Quay lại In bản tin này Gửi tin này cho bạn bè  
Họ tên
Email  
Nội dung
 
 Các tin khác
Gia Lai với công tác đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước (08/06)
Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2025 của tỉnh (08/06)
“Học kỳ trong quân đội” với chủ đề Tôi là chiến sỹ năm 2023: Trải nghiệm thú vị trong môi trường quân đội (08/06)
Ban Nội chính Tỉnh ủy Gia Lai: 10 năm xây dựng và trưởng thành (07/06)
Gia Lai: Lễ khai mạc hè, ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối (06/06)
Triển khai sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (06/06)
Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (06/06)
Chương trình phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 (06/06)
Tuyên truyền kết quả Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII (05/06)
Cách xác định thời gian, tiền lương để hưởng trợ cấp tinh giản biên chế từ 20/7/2023 (05/06)
Chính sách thôi việc khi thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định 29 (05/06)
Ban Tổ chức Trung ương và Bộ thông tin và truyền thông tổ chức bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho cán bộ, phóng viên báo chí (05/06)
08 đối tượng bị tinh giản biên chế từ ngày 20/7/2023 (05/06)
Chiến thắng Đak Pơ mang tầm vóc lịch sử và ý nghĩa chiến lược quan trọng (02/06)
Gia Lai: Tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh học tập, quán triệt nội dung tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (02/06)
 

Xem tin ngày:

 Truyền hình internet


 Tìm kiếm

Trong:

 Thông tin mới

cuoc thi

Cuoc thi

Quản lý văn bản điều hành

Sách mô hình hay cách làm tốt

Gia Lai 90 nam hinh thanh va phat trien

Thong tin sinh hoat Chi bo

câu hỏi thi viết

Câu hỏi Cuộc thi

bien dao

Đặc san số tháng 1 năm 2015

Thông tin Tuyên giáo Gia Lai


 Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nhu cầu quan trọng nhất của thanh niên hiện nay là gì?

  1. Học tập nâng cao trình độ.
  2. Việc làm.
  3. Vay vốn để sản xuất kinh doanh.
  4. Hoạt động vui chơi giải trí.
  5. Nhu cầu khác.

Theo bạn, thanh niên hiện nay có sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa không?

  1. Sẵn sàng tham gia
  2. Tham gia nhưng phải có chế độ, chính sách
  3. Không sẵn sàng tham gia


Số người truy cập 7575965
Số người Online 322

Trang Thông Tin Điện Tử Ban Tuyên giáo tỉnh Gia Lai

Cơ quan chủ quản: Ban Tuyên giáo tỉnh Gia Lai
Giấy phép số  147/GP-TTĐT Cục quản lý Phát thanh-Truyền hình-Bộ thông tin và truyền thông cấp
Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng - TP.Pleiku - Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3717002 - Fax: (0269) 3871503
Email: thongtintuyengiaogl@gmail.com
Ghi rõ nguồn thongtintuyengiaogialai.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này