Trên
hành trình ra đi
tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đến với Chủ nghĩa
Mác - Lênin và tìm thấy ở đó con đường cứu nước đúng đắn: gắn liền giải phóng
dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người tức là phải đi
tới chủ nghĩa xã hội. Người đã truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin, gieo hạt giống
chủ nghĩa xã hội vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Từ
nghiên cứu lý luận và khảo nghiệm thực tiễn của các nước, Nguyễn Ái Quốc khẳng
định chủ nghĩa xã hội hoàn toàn có thể thực hiện được ở châu Á nói chung và
Đông Dương nói riêng, trong đó có Việt Nam.
Các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX theo lập
trường phong kiến hay dân chủ tư sản đều có mục tiêu giành độc lập cho dân tộc
nhưng lại sai lầm trong xác định đường lối, con đường phát triển và phương pháp
đấu tranh nên đều lần lượt thất bại. Chỉ có
xu hướng yêu nước theo lập trường của giai cấp vô sản, của Đảng Cộng sản gắn
giải phóng dân tộc với cách mạng xã hội chủ nghĩa được phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam chấp nhận và thực hiện. Cương lĩnh của Đảng Cộng
sản Việt Nam (tháng 2/1930) đã nêu rõ mục tiêu đấu tranh của cách mạng và dân tộc Việt Nam là làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập để
đi tới xã hội cộng sản. Đó là
sự lựa chọn đúng đắn dứt khoát,sự lựa
chọn của chính lịch sử.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu chiến lược
của toàn bộ sự nghiệp và tiến trình cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử được đặt ra các chủ
trương, nhiệm vụ cho phù hợp.
Ở thời kỳ 1930-1945, độc lập dân tộc là mục tiêu chủ yếu,
hàng đầu, phải tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do
cho Tổ quốc, đồng bào. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) nhiệm
vụ giải phóng dân tộc vẫn là hàng đầu, phấn đấu vừa kháng chiến vừa kiến quốc,
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tạo tiền đề và điều kiện để
chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thời kỳ
1954-1975 cách mạng Việt Nam đồng thời thực hiện hai chiến lược cách mạng: Cách
mạng dân tộc dân chủ giải phóng miền Nam đi đến thống nhất đất nước và cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Xây
dựng chủ nghĩa xã hội được đặt ra trực tiếp.
Từ sau khi
giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa
xã hội được thực hiện trên cả nước đồng thời phải bảo vệ Tổ quốc, giữ vững độc
lập dân tộc. Đến năm 1986 thực hiện công
cuộc đổi mới và
tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng đường lối, chính sách đổi mới đồng thời
củng cố vững chắc độc lập dân tộc.
Thực tiễn cách mạng nước ta từ khi có Đảng đã khẳng
định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng
đắn mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn từ những ngày đầu.
Trong hơn 90
năm qua, Đảng và nhân dân ta luôn luôn kiên trì thực hiện mục tiêu độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhờ vậy mà trong suốt một chặng đường dài 90
năm đó cách mạng nước ta đã giành được 3 thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử và
thời đại.
Một là,
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm
1945 và việc thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.Cách mạng Tháng Tám thành công đã
mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta. Đó là kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn
với chủ nghĩa xã hội.
Hai là, thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Đây
là thắng lợi của cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc kéo dài suốt
30 năm đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Ba là,
thắng lợi bước đầu của sự nghiệp đổi mới.Vì mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.Củng cố vững chắc hơn độc lập dân tộc,
từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Bài học lớn về độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đây cũng là bài học lớn xuyên suốt qua các nhiệm kì đại
hội của Đảng. Từ Đại hội VII đến Đại hội XII của Đảng thì bài học hàng đầu được
rút ra mà Đảng đã xác định là: Giữ vững
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng Chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ tiến trình cách
mạng Việt Nam. Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, mọi hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị đều phải quán
triệt nguyên tắc đó. Mọi cán bộ, đảng viên, công chức phải nắm vững nguyên tắc
đó và thể hiện trong hành động, hoạt động thực tiễn và trong tư duy, tình cảm
và đạo đức. Hết lòng, hết sức phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội có quan hệ mật thiết, tác động và quyết định lẫn nhau
trong tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Độc lập dân tộc là khát vọng, là
điều kiện tiên quyết để đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cao cả, là đích phải đi tới và cũng là cơ
sở để bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam đã chứng minh tính đúng đắn, khoa học của mục tiêu, con đường xã
hội chủ nghĩa chứng minh sức sống của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.