Để các hoạt động của Hội phụ nữ tại các chi hội vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới ngày càng hiệu quả
Năm 2023, Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh quyết định chọn triển khai tổ chức thực hiện chủ đề năm: “Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, trọng tâm là nâng cao năng lực cán bộ Hội cơ sở và xây dựng chi hội vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới”. Vừa qua, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức lễ phát động và tổ chức Hội thảo bàn giải pháp xây dựng chi hội vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hoạt động vững mạnh, hiệu quả. Tại hội thảo, các chị em đại diện cho các cấp hội đã tập trung bàn bạc, đưa ra những giải pháp, cách làm hay, thiết thực để các hoạt động của Hội tại các chi hội vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo chị em hội viên phụ nữ tham gia tích cực, nhiệt tình. Qua đó, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả góp phần thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết mà Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 đề ra. Chúng tôi đã có phỏng vấn nhanh, ghi lại một số cách làm hay của các chị em tại Hội thảo lần này với chủ đề trên.
Trân trọng
giới thiệu cùng bạn đọc!
1.
Chị Nguyễn Thị Liên - Hội
LHPN huyện Đak Pơ

Chị em hội viên phụ
nữ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đak Pơ đa phần là người Bahnar,
trình độ nhận thức còn hạn chế, chị em ngủ rẫy, phong tục, tập quán chưa thay đổi
nhiều về nếp nghĩ, cách làm, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, do đó chúng
tôi gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong tập hợp, thu hút hội viên dân tộc thiểu
số trên địa bàn. Song xác định phương châm “Mưa dầm thấm lâu”, chúng tôi đã
dùng nhiều hình thức truyền thông phù hợp, nhất là truyền thông thông qua sinh
hoạt Hội, nhóm nhỏ, sử dụng hình ảnh trực quan, trực tiếp hộ, qua loa đài, loa
di động bằng tiếng địa phương, lồng ghép tuyên truyền lợi ích khi tham gia vào
Hội, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gìn giữ
bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với chị em ngủ rẫy tranh thủ tiếp cận, tuyên truyền
trong dịp tết, việc cúng của làng, gia đình. Từ các cách làm, hình thức tiếp cận,
truyền thông trên, đã giúp cho Hội thuận lợi trong tập hợp, thu hút hội viên phụ
nữ dân tộc thiểu số và trang bị kiến thức, phát huy quyền làm chủ của hội viên
trong gia đình, xã hội, tích cực tham gia các hoạt động của Hội. Bên cạnh đó, Hội
chăm lo đến lợi ích thiết thân của chị em, trao quyền năng kinh tế cho chị em,
giúp chị em tự chủ về kinh tế với phương châm “Giảm cho không, tăng cho vay ưu đãi và hỗ trợ có điều kiện”. Hội
vận động chị em tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế,
mạnh dạn vay vốn Ngân hàng CSXH, hỗ trợ giúp phụ nữ nghèo qua mô hình sinh kế
từ nguồn quỹ làm rẫy tập thể, xoay vòng con giống, các tổ tiết kiệm của Hội,
học nghề, giới thiệu việc làm... hàng năm có 20 hộ hội viên dân tộc thiểu số
được Hội giúp thoát nghèo. Đặc biệt, triển khai hiệu quả phong trào “Hộ hội viên dân tộc thiểu số thay đổi nếp
nghĩ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững”, đã
tuyên truyền 100% hội viên dân tộc thiểu số tham gia thực hiện phong trào,
trong đó đã thành lập 23 CLB “Phụ nữ DTTS
thực hiện tiết kiệm từ 5-10 triệu đồng” với 561 thành viên, đã tiết kiệm
trên 5 tỷ đồng.
2.
Lê Thị Kim Cúc - Hội LHPN huyện Phú
Thiện

BCH Hội LHPN huyện đãxây dựng các giải pháp hỗ trợ các Chi Hội DTTS hoạt động chưa hiệu quả trong tổ chức sinh hoạt hội
viên, tỷ lệ hội viên
tham gia sinh hoạt thường xuyên bằng việc“Đồng hành cùng chi
- tổ Hội”, cụ thể huyện chọn 10 chi hội;
các xã, thị trấn chọn
46 chi hội Phụ nữ DTTS để đồng hành. Hội LHPN huyện đã ban hành Quyết định phân công các đồng
chí Ủy viên Ban thường vụ Hội LHPN huyện phụ trách và thực hiện tốt kế hoạch “Hằng
tuấn 4 ngày làm việc ở cơ quan, 1 ngày làm việc ở cơ sở Hội”.Hàng tuầncán
bộ Hội lựa chọn các nội dung phù hợp để hướng dẫn và làm việc với Chi hội, trực
tiếp hướng dẫn chi Hội trưởng chuẩn bị
nội dung điều hành sinh hoạt Hội theo 5 bước. Tuyên truyền
về Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ,
cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền
vững”. Tổ chức tham
quan, học tập mô hình thay đổi nếp nghĩ và cách làm làng nông thôn mới Plei
Pông, xã Chư A Thai.Nhân rộng
mô
hình hỗ trợ sinh kế có vốn đối ứng hoặc luân phiên.Hiện nay, đã có các mô hình sinh kế hiệu quả do Hội quản lý
như: “Góp vốnchăn nuôi dê sinh sản”với tổng đàn dê 10 con tại thôn Thanh Bình xã Ayun Hạ; “Hỗ trợ heo cái luân phiên”, “Hỗ trợ nuôi bò
sinh sản”… Hoạt động“Đồng hành
cùng chi– tổ Hội DTTS”đã/đang giúp cán bộ Hội chuyên
nghiệp: Giỏi một việc, biết nhiều việc; chuyên tâm; tận lực; làm việc khoa học, có nguyên tắc; có tác phong công nghiệp; chủ động; có
tinh thần hợp tác; có ý thức tổ chức kỷ luật, đặc biệt là có kỹ năng vận động quần chúng, phát huy quyền làm chủ trong hội, viên phụ nữ giai đoạn mới…
3. Chị Vương Thị Thảo - Hội
LHPN xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa

Xã Ia Mrơn có dân số 2.858 người, với 733 hộ dân tộc
kinh, 2.125 hộ người đồng bào dân tộc thiểu số. Phụ nữ người đồng bào dân tộc
thiểu số theo đạo Tin lành miền Nam Việt Nam (TLMNVN) và Cơ đốc là 2.380 người
chiếm tỷ lệ 72% (Trong đó, hội viên phụ
nữ là 1.753 người). BCH Hội LHPN xã luôn trăn trở để xây dựng các mô hình, CLB
phù hợp để tập hợp, quản lý và hài hòa về cách sống, sinh hoạt giữa phụ nữ
lương và phụ nữ theo đạo,giúp chị em cùng trao đổi, học tập những cái hay, cái
tốt của nhau từ đó xóa bỏ dần những tập quán, thói quen lạc hậu. Vì vậy, CLB
“Phụ nữ tôn giáo gương mẫu” đã được xây dựng vào ngày 19/12/2022 và đi vào hoạt
động. CLB có 17 thành viên, 100% là người DTTS theo đạo TLMNVN. Đây là mô hình
hoạt động mới có ý nghĩa rất lớn trong công tác tuyên truyền, vận động. Thông
qua CLB đã làm cầu nối giữa hội viên phụ nữ lương và có đạo, từ đó lan tỏa rộng
rãi phong trào Hội đến các tầng lớp, các đối tượng phụ nữ,thu hút ngày càng
đông hội viên phụ nữ, nhất là hội viên phụ nữ tôn giáo vào tổ chức Hội. Từ khi
CLB được thành lập đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động như: giúp hội viên tôn
giáo được tham gia sinh hoạt vào các hoạt động Hội; được tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục các kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, đặc biệt là điều lệ Hội LHPN Việt Nam; được tham gia các hoạt động
văn hóa, văn nghệ, được chia sẻ, hướng dẫn về cách nuôi dạy con tốt; cách quản
lý chi tiêu trong gia đình, thực hiện tiết kiệm để thoát nghèo, để làm giàu; được
chia sẻ kinh nghiệm thực hiện KHHGĐ, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế… Bên cạnh
đó, Hội thường xuyên quan tâm, động viên kịp thời hội viên tôn giáo có hoàn cảnh
khó khăn như: Hỗ trợ phát triển kinh tế, an sinh xã hội, hỗ trợ giảm nghèo. Phát
huy tốt vai trò đội ngũ cộng tác viên tôn giáo để giải quyết kịp thời những vấn
đề liên quan đến hội viên tôn giáo, nhất là tâm tư, nguyện vọng của chị em để
phản ánh với tổ chức Hội./.
|