Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ
chức nghiêm chỉnh của cán bộ, đảng viên. “Là một Đảng lãnh đạo, Đảng ta cần
phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu. Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động
nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm tròn nhiệm vụ của Đảng”[1]. Người Đảng viên ở mọi cương vị đều
phải chấp hành Điều lệ Đảng, bình đẳng trước quyết định, nghị quyết của Đảng. Bởi
vì, một trong những điều tạo nên uy tín của Đảng và đảng viên là sự gương mẫu,
tự giác tuân thủ kỷ luật Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của
các tổ chức, đoàn thể Nhân dân mà người đảng viên thực hiện. Người cho rằng,
nếu kỷ luật của Đảng lỏng lẻo thì những kẻ cơ hội, những phần tử phản động dễ
lọt vào hàng ngũ để phá hoại Đảng. Người khẳng định: “Muốn mọi chính sách của
Đảng thực hiện được thì phải có kỷ luật. Kỷ luật của Đảng là tự nguyện tự giác;
đã tự nguyện tự giác là kỷ luật sắt, rất nghiêm, tất cả đảng viên già, trẻ,
trên dưới đều phải tuân theo. Nếu không giữ gìn nghiêm túc kỷ luật là giảm bớt
lực lượng của Đảng, khó thực hiện được nhiệm vụ. Đảng có tổ chức, có kỷ luật,
dù Đảng giao việc gì khó mấy cũng phải làm được. Nếu sợ khó, không thích làm,
hoặc chọn việc dễ, là không có tinh thần trách nhiệm, làm giảm bớt lực lượng
của Đảng”[2].
Kỷ luật của
Đảng là kỷ luật dựa trên tình đồng chí, kỷ luật của những người cùng chung một
lý tưởng, tự nguyện đứng trong hàng ngũ Đảng, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của
giai cấp công nhân, của dân tộc. Mọi đảng viên và tổ chức đảng liên kết với
nhau theo một kỷ luật chung dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, sự thống
nhất chặt chẽ về chính trị, tư tưởng và tổ chức, được thể hiện tập trung trong
các điều khoản của Điều lệ Đảng. Kỷ luật đó xuất phát từ ý chí của toàn Đảng
nhằm bảo đảm cho sự thống nhất, tập trung cao trong Đảng, đồng thời để phát huy
dân chủ, phát huy tính tích cực và sáng tạo của toàn thể đảng viên và các tổ
chức đảng. Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Kỷ luật của Đảng là “kỷ luật
sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác”.
Kỷ luật của
Đảng không chỉ đòi hỏi tính tự giác mà còn mang tính bắt buộc đối với những cá
nhân, những bộ phận chưa ý thức đầy đủ nhiệm vụ của người đảng viên. Bắt buộc
là một nội dung tất yếu của mọi hình thức kỷ luật. Sự giác ngộ càng cao thì
tính bắt buộc càng ít và càng mang tính tự giác cao. Đảng viên tự giác chấp
hành những điều khoản trong Điều lệ đã được họ thảo luận dân chủ và thống nhất
ý kiến trước khi được chính thức thông qua tại các kỳ đại hội đảng.
Chủ tịch Hồ
Chí Minh đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên càng có công thì càng phải khiêm tốn,
không được “tự đặt mình cao hơn tổ chức, tự cho phép mình đứng ngoài kỷ luật”
Người yêu cầu đảng viên chẳng những phải giữ gìn kỷ luật của Đảng mà còn “phải
giữ gìn kỷ luật của chính quyền, của cơ quan, đoàn thể cách mạng, của nhân
dân”; họ “tưởng là đảng viên thì muốn làm trời làm đất thì làm” Các đảng viên,
cán bộ đó “không biết kỷ luật của chính quyền, của đoàn thể, nhân dân và Đảng
cũng là một”. Người cho rằng, đảng viên thiếu kỷ luật “đã mắc bệnh cá nhân thì
tư tưởng và hành động cũng đặt cá nhân lên trên. Vì thế mà việc gì cũng không
lấy Đảng làm nền tảng. Mình muốn thế nào thì làm thế ấy. Quên cả kỷ luật của
Đảng. Phê bình thì cốt công kích những đồng chí mình không ưa. Cất nhắc thì cốt
làm ơn với những người mình quen thuộc”[3].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật phát ngôn
Bác khẳng định
mọi đảng viên có quyền trình bày ý kiến riêng của mình, đề đạt kiến nghị, tham
gia giải quyết vấn đề. Song khi đã có nghị quyết của tập thể thì phải làm theo
nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức, nói và làm theo
nghị quyết của Đảng. Đó là quyền tự do phục tùng chân lý. Đảng cho phép mọi
đảng viên được tự do tư tưởng, được đề đạt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến riêng
của mình lên đến cơ quan cao nhất của Đảng. Nhưng, Đảng cũng yêu cầu trong các
hội nghị, trên các phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ, đảng viên phát biểu
ý kiến phải theo đường lối, chủ trương và các nghị quyết của Đảng. Mọi đảng
viên phải giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, không được bạ đâu nói đó, không được
lợi dụng các diễn đàn, các cuộc hội thảo, hội nghị để đả kích tổ chức, phê phán
lãnh đạo, bôi nhọ cá nhân một cách bừa bãi và tuyên truyền các quan điểm sai
trái. Tuỳ tiện phát ngôn là tạo cơ hội cho kẻ thù và những phần tử xấu lợi dụng
chống Đảng.
Tuy nhiên, chỉ
với cơ chế lãnh đạo đúng thì mới thực sự có kỷ luật chặt chẽ, tự giác. Theo Hồ
Chí Minh, đối với mọi đảng viên cộng sản, khi nào và ở đâu cũng phải chịu sự
phân công, quản lý của tổ chức đảng, phải hành động theo phạm vi kỷ luật của tổ
chức, phải báo cáo, phải chấp hành nghị quyết, chỉ thị một cách nghiêm túc,
đúng đắn, sáng tạo. Đó là tính Đảng, không có ngoại lệ. Đây là điều cực kỳ quan
trọng trong những bước ngoặt của cách mạng, khi những biến cố chính trị đang
làm thay đổi tình hình một cách mau lẹ, khôn lường. Hồ Chí Minh yêu cầu những
đảng viên giữ vị trí càng cao, trách nhiệm càng lớn, càng phải gương mẫu và nếu
mắc sai phạm càng phải chịu kỷ luật nghiêm khắc, không được châm chước, bao che
cho nhau. Trong bất kỳ trường hợp nào, Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi mọi đảng viên
đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và bình đẳng về mặt công dân trước pháp
luật.
Củng cố và
tăng cường kỷ luật Đảng là nhiệm vụ thường xuyên của mọi đảng viên và mọi tổ
chức đảng. Tăng cường kỷ luật đảng không phải là để kỷ luật cho nhiều đảng
viên, mà chủ yếu là để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, tinh
thần nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nghị quyết cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Đảng đòi hỏi các cấp ủy đảng, các cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành
luật pháp, phải đi đầu trong cuộc đấu tranh tăng cường pháp chế XHCN. Đảng
nghiêm cấm các tổ chức đảng tuỳ tiện đề ra những quy định trái pháp luật.
Để bảo đảm kỷ
luật được chặt chẽ, tự giác phải mở rộng, tăng cường dân chủ trong Đảng. Hai
mặt dân chủ và kỷ luật trong Đảng phải luôn luôn đi đôi với nhau. Có mở rộng và
tăng cường dân chủ trong Đảng thì mới bảo đảm được kỷ luật và có bảo đảm được
kỷ luật thì mới tăng cường được dân chủ. Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh đã để lại
bản Di chúc lịch sử và dành những lời đầu tiên cho Đảng: “Trước hết nói về
Đảng... Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự
phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và
thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Theo Người, tự
phê bình và phê bình là phản ánh trung thực tinh thần dân chủ và sức chiến đấu
của Đảng. Bởi vì: “... một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng
hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì
đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi
cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc
chắn, chân chính”[4]
2. Chi bộ
Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương thực hiện học tập và làm theo tư tưởng Chủ tịch Hồ chí Minh về kỷ luật
Đảng và kỷ luật phát ngôn
Thứ nhất, đối với mỗi đảng viên: hàng ngày
phải tự kiểm điểm, tự phê bình và khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của
mình. Thực hiện tự phê bình và phê bình chính là bước mở đầu cho cuộc tự đổi
mới, tự chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về “Một
số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”. Đồng thời, thực hành dân chủ
trong Đảng thể hiện trên nhiều mặt như dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra
quyết định và tổ chức thực hiện quyết định; trong công tác cán bộ, bầu cử cấp
ủy trong đó có vấn đề tự do tư tưởng và thảo luận theo nguyên tắc tập trung dân
chủ.
Thứ hai, đối với các cấp lãnh đạo Hồ Chí Minh
yêu cầu các cấp lãnh đạo phải biết nghe, dám nghe và khuyến khích được nghe các
ý kiến khác nhau kể cả ý kiến khác với suy nghĩ lâu nay của mình. Người nhắc
lãnh đạo các cấp phải “Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến... Nếu
cán bộ không nói năng, không đề ra ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng
bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì để nói,
nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế
là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên
những cái máy, trong lòng uất ức không dám nói ra, do uất ức mà hoá ra oán
ghét, chán nản”[5].
Thứ ba, đối với tổ chức đảng, phải tăng
cường công tác quản lý đảng viên: Nguyên tắc của Đảng là phải quản lý chặt chẽ
cán bộ, đảng viên trong cả lời nói và việc làm. Trách nhiệm đó trước hết thuộc
về các chi bộ đảng. Mọi cán bộ, đảng viên dù ở cấp nào cũng đều phải rèn luyện
tính tổ chức, tính kỷ luật, tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, tham
gia đầy đủ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Kiên quyết không để một cán bộ, đảng viên nào được đứng ngoài sự quản lý của tổ
chức. Mọi hành động vô tổ chức, vô kỷ luật, không chấp hành chỉ thị, nghị quyết
của Đảng gây chia rẽ, bè phái trong Đảng đều phải bị xử lý nghiêm minh. Phải
thường xuyên rà soát, phân loại, sàng lọc đội ngũ cán bộ, đảng viên để làm
trong sạch, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng. Đây là yêu cầu cấp thiết
thường xuyên để giữ nghiêm kỷ luật của Đảng.
Thứ tư: Về kỷ luật phát ngôn: Đảng, Nhà nước ta luôn phát huy dân chủ, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của
cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và các tầng lớp nhân dân, phát huy trí tuệ tập thể
vào nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước. Cùng với việc gương mẫu
chấp hành cương lĩnh, điều lệ, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật
của Nhà nước, mỗi đảng viên còn phải chấp hành nghiêm các quy định của Đảng,
những điều đảng viên không được làm, trong đó có kỷ luật phát ngôn.
Đối với mỗi đảng viên: Mọi CB, ĐV dù ở cấp nào cũng đều phải rèn luyện
tính tổ chức, tính kỷ luật, tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, tuân
thủ kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nhất thiết không để CB, ĐV đứng
ngoài sự quản lý của tổ chức. Mọi hành động vô tổ chức, vô kỷ luật, không chấp
hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, gây chia rẽ, bè phái trong Đảng đều phải bị
xử lý nghiêm minh. Đây là yêu cầu cấp thiết thường xuyên để giữ nghiêm kỷ luật
của Đảng. Hơn ai hết, CB, ĐV phải tự nghiên cứu, học tập, trau rèn nhận thức,
bản lĩnh chính trị, nâng cao “sức đề kháng” trước những tư tưởng sai trái, lệch
lạc, không để mình bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm kỷ luật phát
ngôn, làm lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, gây mất đoàn kết, nghi kỵ nội bộ, tiếp
tay cho những hành vi vi phạm. Có như vậy, kỷ cương, kỷ luật của Đảng không
những được phát huy hiệu lực, hiệu quả, mà uy tín, vai trò, vị thế của Đảng
ngày càng được tăng cường và khẳng định.
Đối với tổ chức đảng: Cùng với việc siết chặt quản lý, cấp ủy các cấp
cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm
minh những cá nhân có phát ngôn không đúng với chức năng, nhiệm vụ của mình;
không đúng với đường lối, quan điểm của Đảng để giữ nghiêm nguyên tắc, kỷ luật
phát ngôn của Đảng. Đồng thời, mỗi CB, ĐV phải nâng cao bản lĩnh, tinh thần
cảnh giác cách mạng, kịp thời nhận diện và đấu tranh trực diện chống lại các
quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, lợi dụng chống phá; nhất là khi
tham gia các diễn đàn, mạng xã hội trên môi trường internet, từng CB, ĐV cần có
nhận thức đúng đắn, không bị các thế lực thù địch, phản động dụ dỗ, lôi kéo,
cài bẫy trong các bình luận, phát ngôn, làm tổn hại đến uy tín, thanh danh của
Đảng.
Đặc biệt, đối với công tác tuyên giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
“Các cơ quan tuyên truyền, tổ chức, giáo dục của Đảng phải làm cho cán bộ và
đảng viên nhận rõ và theo đúng kỷ luật của Đảng. Đối với mỗi công tác quan
trọng, cần phải làm cho mọi người hiểu cái gì nên làm, cái gì nên tránh, thế
nào là đúng, thế nào là sai kỷ luật của Đảng. Như vậy kỷ luật của Đảng sẽ được
bảo đảm, công tác của Đảng sẽ được thuận lợi, nhiệm vụ của Đảng sẽ chắc chắn
hoàn thành”[6]
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, thực
tiễn cách mạng luôn vận động và phát triển. Đảng ở trong xã hội và cùng xã hội
phát triển. Đoàn kết là sức mạnh của ĐẢng. Đoàn kết chặt chẽ và kỷ luật nghiêm
khắc, hai điều đó không thể rời nhau. Kỷ luật nghiêm để bảo đảm tư tưởng nhất
trí và hành động thống nhất của toàn Đảng, toàn dân, cho nên thống nhất ý chí,
thống nhất kỷ luật, tập trung lãnh đạo là việc cực kỳ cần thiết và cực kỳ quan
trọng. Người thường chỉ dạy: “Nhiệm vụ của Đảng ta là một lòng một dạ phụng sự
Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Ngoài lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, Đảng ta không
có lợi ích gì khác. Để làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó cho Đảng, toàn thể
cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Trung ương, phải
tuyệt đối chấp hành nghiêm túc mọi chính sách và nghị quyết của Đảng”[7]./.
[1] Hồ Chí
Minh toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb. CTQG.
H.2011, tập 7 (1951-1952). “Bài nói tại
lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương”. Tr. 415
[2] Hồ Chí
Minh toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb. CTQG. H.2011,
tập 10. “Bài nói chuyện với đại biểu cán
bộ, đảng viên tỉnh Hà Tĩnh”, Tr. 616-617.
[3] Hồ Chí
Minh toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb. CTQG.
H.2011, tập 5 (1947-1948). Tr.295-296.
[5] Sđd, tập 5, tr.319-320