Nhắc đến Tây Nguyên là nghĩ ngay đến một vùng
đất đầy dấu ấn văn hóa, từ những bộ sử thi, văn hóa tộc người, âm thanh, cảnh sắc
tự nhiên, kiến trúc bản địa nổi bật với những mái nhà rông, nhà dài,… Trong kiến
trúc,
Nhà rông một phần văn hóa không thể tách rời, cũng góp
phần làm nên một trào lưu điểm nhấn trong “hơi thở” nền kiến trúc
cũng như văn hóa tại nơi
đây.
Kiến
trúc của người dân bản địa trên tây nguyên rất đa dạng và phong phú, mỗi cộng đồng
dân tộc bản địa xây dựng cho “lối rẽ” văn hóa riêng biệt trong đó có kiến trúc,
Những căn nhà dài cả trăm mét được chia làm
nhiều gian, mỗi gian là một gia đình (bếp) mang nét cộng cư cộng đồng lớn, một
gia đình và nhiều gia đình đồng sử dụng, nhà sạp của người
M’nông, Mạ….Ngày xưa để tránh
thú dữ tấn công, người dân bản địa nơi này chọn những mẫu nhà sàn, và khi chọn
lập làm làng phải có hàng rào bao quanh cũng để chống thú dữ và tộc người khác
tấn công. Những vật liệu làm nên thương hiệu của kiến trúc Tây Nguyên là cây rừng
và lồ ô được mọc rất nhiều tại vùng đất
này. Có những cộng đồng dân tộc sử dụng lồ ô làm sàn, sạp, vách nhà, cây mây rừng
làm lạt buộc, mái tranh rất dày để chống nước, vách nhà hơi nghiêng, cửa vào rẽ
mái tranh (M’nông)... để chống nước tạt. Đó là những nét chính yếu ta dễ dàng
nhận ra nhất.
Nhà
rông là sản phẩm của cộng đồng dân tộc ở khu vực bắc của Tây nguyên cũng là đại
diện xứng đáng cho những ai khi nghĩ về mảnh đất Tây nguyên. Các dân tộc Ba na,
Xơ đăng, Giẻ Chiêng, Rơ măm và Brâu đều có xây dựng nhà rông cho riêng mình.
Nhà
rông là một biểu tượng kiến trúc độc đáo mỗi khi nhắc đến vùng đất Tây Nguyên.
Là nhà chung của làng, buôn dành để hội họp và đưa ra những quyết sách của
làng. Hình thù của nhà nhà rông được ví như lưỡi rìu khổng lồ cong vút lên trời
xanh. Nhà rông có hình thù và kiểu dáng phong phú. Nhà rông là tuyệt phẩm kiến
trúc của tự nhiên, dùng vật liệu tự nhiên mà trên thế giới chưa từng thấy ở các
dân tộc thiểu số. Nhà rông được nhắc rất nhiều trong những bộ sử thi cổ Tây
Nguyên, là linh hồn của buôn làng nói riêng và của Tây Nguyên nói chung.
Trong
cuốn Nhà rông các dân tộc Bắc Tây Nguyên
của Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện Sử Học của tác giả PGS, PTS Nguyễn Khắc
Tụng chủ biên, do NXB Khoa học xã hội ấn hành năm 1991chương 5, thì nhà
rông ở Tây Nguyên có 4 nhiệm vụ chính trong đời sống của dân tộc Tây Nguyên.
Nhà
rông với chức năng quản lý buôn làng:
Nhà rông như là một trụ sở của bộ máy quản trị
của buôn làng.
Nhà rông như là một trung tâm chỉ huy chiến đấu.
Nhà rông như là một trung tâm chỉ đạo sản xuất.
Nhà rông như là một hội trường lớn của buôn
làng.
Nhà rông như là một nhà khách của buôn làng.
Nhà
rông với chức năng đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ:
Nhà rông như là một nhà tập thể của người con
trai của buôn làng (ở một số nơi người phụ nữ được lên nhà rông trong những
ngày lễ hội hoặc sự kiện lớn).
Nhà rông như là một trường học của thanh thiếu
niên nam.
Nhà rông như là một câu lạc bộ của buôn làng.
Nhà
rông với chức năng bảo tồn truyền thống và nơi thực hành những nghi thức tôn
giáo, tín ngưỡng:
Nhà rông với chức năng bảo tồn truyền thống.
Nhà rông như là một trung tâm sinh hoạt tôn
giáo tín ngưỡng của buôn làng.
Nhà rông như một trung tâm cộng cảm.
Nhà
rông là ngôi nhà chung của buôn, làng nên khi lập làng mới việc đầu tiên là xây
dựng nhà rông, dồn hết công sức để xây dựng nhà chung, nhà rông thường đặt ở vị
trí trung tâm của làng, trên bãi sân rộng cũng là dịp để tập trung Đông người,
tế lễ thần linh vào những dịp khánh lễ của buôn làng. Nhà rông cũng là nơi hội
họp của hội đồng làng chống ngoại xâm hay phán xử những người vi phạm luật tục
của làng.

Bản vẽ Nhà rông người Ba na do
Henry Parmentier thực hiện.
Do
nhà rông làm từ 100% vật liệu địa phương, bằng kỹ thuật thô sơ nên có tuổi thọ
thường ngắn và dễ bị xâm thực bởi tự nhiên nhất là phần mái và vách, phên. Tuy
vậy, khi xây dựng nhà rông gỗ cột và khung thường là vật liệu gỗ rất tốt, được
đẽo thô sơ. Có thể nói kiến trúc nhà rông là kiến trúc xanh tiêu biểu nhất,
không phá vỡ hệ sinh thái của làng buôn. Những huyền tích nhà rông hiện nay
cũng dần dần mất đi và dần được thay thế bởi vật liệu kim loại nhưng những giá
trị về tinh thần và nét văn hóa của nhà rông vẫn là trang sử bi tráng của mảnh
đất và con người Tây Nguyên mỗi khi nhắc
tới.
Về
bố cục của buôn làng thì nhà rông được xây dựng ở chính giữa làng, là linh hồn
kết nối mọi người trong làng với nhau, điều này nói lên được tính cộng đồng của
người dân tộc rất cao, nhà rông truyền thống có kết khung khung và mái riêng biệt.
Nhà rông có tỷ lệ đẹp và hoành tráng hơn cả là của người Ba na. Nhà rông không
chỉ địa điểm “trạm chỉ huy” mọi hoạt động của buôn làng mà còn là nơi gìn giữ
những nét đẹp văn hóa truyền thống của từng dân tộc. Mỗi khi dời làng sang một
vị trí đất làng mới thì việc đầu tiên là họ dựng nhà rông, sau đó làm lễ treo
trống và hòn đá thiêng ở đầu nhà rông bằng những nghi lễ đối thoại với thần
linh, sau đó mới dựng nhà ở của từng hộ gia đình, điều đặc biệt là những ngôi
nhà này đều hướng về nhà rông hoặc mở cửa về nhà rông, và tiếp tục sau đó là dựng
hàng rào làng, cổng làng nếu có tùy theo mỗi địa phương, mỗi dân tộc hoặc vị
trí đặt làng.
Mái
nhà rông thường tách biệt với khung chỉ liên kết với khung bằng những khung tre
đỡ mái, vật liệu liên kết thường là lạt làm bằng mây rừng hoặc tre. Hai đầu hồi
mái là hình tam giác cong vút, hai mái ở mặt tiền như hình thang cân cạnh bên
cong, ở nóc mái cong lên ở phần giữa. Mái lợp tranh và phần trên cùng là trang
trí những hoa văn đặc trưng. Có một lý do nữa để tồn tại mái cong vút là điều
kiện tự nhiên, với khí hậu đặc trưng của vùng Tây Nguyên gồm 6 tháng nắng và 6
tháng mưa. Mùa mưa đến với lượng nước lớn mái nhà rông cao vút giúp việc thoát
nước dễ dàng, sàn nhà cao khỏi mặt đất để tránh độ ẩm khi mùa mưa tới. Còn khi
mùa khô kéo dài thì nhà rông là nơi thông thoáng mát mẻ nhất.
Nhà
rông có 8 cột được chia làm bốn vì liên kết với nhau ngoài dầm sàn còn có quá
giang lớn xuyên qua mỗi đầu cột. Các cột cách nhau từ 4-5 m, những đố thẳng đứng
làm chỗ dựa cho phên tren đan nối liền với mặt sàn. Phía trước nhà rông là một
sàn tiền sảnh lớn. Hai trụ gỗ gỡ hai bên cầu thang. Thường những cầu thang gỗ
được đẽo từ những thân cây nguyên khối. Mặt bằng mà mái là những nét kiến trúc
độc đáo của nhà rông Tây Nguyên.
Có
thể nói nhà rông là hình tượng có một không hai của kiến trúc thế giới, được
xây dựng bởi công nghệ thô sơ, mang tính vùng miền rất đậm nét. Mái cong vút vừa
làm nhiệm vụ thoát nước nhanh vừa là biểu tượng của chiếc rìu sừng sững vút lên
trời cao, không gian nội thất lớn để sinh hoạt cộng đồng, sàn nhà cách mặt đất
cao tránh độ ẩm. Với những giá trị tiêu biểu còn sót lại với thời gian nhà rông
có thể nói được xếp vào những công trình kiến trúc xanh nguyên vẹn và đầy đủ nhất.
Và đến nay là sản phẩm văn hóa kiến trúc vật thể tồn tại và niềm kiêu hãnh của
người Tây Nguyên./.