TRANG NHẤT > THỜI SỰ
Cập nhật 16/05/2023 (GMT+7)

Một số thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sảncủa tội phạmtrên không gian mạng hiện nay ở Gia Lai

Tại Gia Lai, thời gian qua tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao có chiều hướng diễn biến phức tạp. Qua thống kê năm 2022 trên địa bàn tỉnh Gia Lai xảy ra 124 vụ/thiệt hại trên 48 tỷ đồng, từ đầu năm 2023 đến nay xảy ra13 vụ/thiệt hại hơn 4 tỷ đồng.Công an tỉnh Gia Lai đã chủ trì, phối hợp với Công an các địa phương xác minh, điều tra làm rõ 10 vụ/28 đối tượng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trong đó: Cơ quan CSĐT các cấp khởi tố 08 vụ/16 bị can.


1. Thủ đoạn lợi dụng lòng tham của người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lừa đảo nhận quà từ nước ngoài. Thông qua các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo… Các đối tượng lợi dụng lòng tin của một số phụ nữ, đặc biệt hướng tới phụ nữ độc thân, thiếu thốn tình cảm để chủ động kết bạn giới thiệu là người nước ngoài có chức danh, địa vị hoặc có điều kiện kinh tế đang còn độc thânđể làm quen, xây dựng mối quan hệ thân thiện với bị hại, hứa hẹn chuyển về cho bị hại một món hàng, quà có giá trị lớn. Sau khi có được lòng tin từ bị hại, các đối tượng giả danh nhân viên sân bay, hải quan, bưu điện, thuế... liên lạc với bị hại thông báo tiền, hàng đã chuyển về Việt Nam, phải nộp các loại thuế, lệ phí, cước phí… để có thể nhận tiền, hàng hóa từ nước ngoài gửi về, Vì nghĩ món hàng, quà có giá trị cao nên bị hại đã chuyển tiền vào tài khoản tại ngân hàng do chúng cung cấp, đến khi bị hại không còn khả năng cung cấp tiền hoặc phát hiện ra bị lừa thì bọn chúng ngắt liên lạc, chiếm đoạt tài sản.

Lừa tuyển cộng tác viên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Sen Đỏ, Lazada...) hoặc ứng dụng Tiktok.Lợi dụng chức năng quảng cáo của các ứng dụng trên, các đối tượng đăng hàng loạt các bài tuyển cộng tác viên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Sendo, Lazada…), Tiktok. Làm các nhiệm vụ chuyển tiền thanh toán các đơn hàng tăng tương tác, doanh số… theo các đơn hàng bất kỳ mà chúng gửi, hứa hẹn trả tiền công và lợi nhuận cao từ 10% đến 30%. Sau khi tạo dựng niềm tin cho bị hại bằng một số đơn hàng giá trị nhỏ thanh toán hoa hồng đầy đủ, chúng yêu cầu bị hại thanh toán đơn hàng giá trị lớn hơn, sau đó đưa ra các lý do người cộng tác vi phạm quy định như lỗi sai cú pháp, vượt quá định mức số tiền thanh toán trong ngày, quá hạn… dẫn đến bị khóa tài khoản và yêu cầu bị hại chuyển thêm nhiều lần tiền để bảo lãnh, xác minh tài khoản… thì mới cho rút lại tiền gốc và lãi. Đối tượng đưa bị hại vào tình trạng muốn lấy lại tiền, tiếc tiền nên phải theo cho đến khi hết khả năng thanh toán thì mới biết bị lừa.Nguy hiểm hơn là một số đối tượng hướng dẫn bị hại thực hiện các nhiệm vụ trên các trang web đánh bạc mà bị hại hoàn toàn không nhận thức được.

Lừa đảo kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo. Lừa đảo qua kêu gọi người dân bỏ tiền tham gia đầu tư, mua - bán, giao dịch các loại "tiền ảo", "tiền kỹ thuật số", "tiền mã hóa" (Bitcoin, Etherum, USDT…) trên các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option - BO), sàn đầu tư ngoại hối… gắn mác giấy phép hoạt động của nước ngoài, kèm theo các lời cam đoan, hứa hẹn lợi nhuận lớn, bảo hiểm vốn…Khi huy động được lượng tiền đủ lớn, các đối tượng chủ sàn sẽ can thiệp làm mất giá trị của đồng tiền ảo, điều chỉnh kết quả giao dịch thắng thua một cách tinh vi hoặc đánh sập hệ thống để chiếm đoạt toàn bộ số tiền của nhà đầu tư.Đối tượng dùng thủ đoạn bằng hình thức làm quen qua mạng xã hội, đánh vào tâm lý muốn kiếm tiền nhanh chóng bằng hình thức đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo bởi các trang giao dịch không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đối tượng lừa đảo dẫn dắt, hướng dẫn bị hại tham gia chơi sàn giao dịch ảo, đầu tư bằng cách bỏ tiền thật ra mua đổi tiền ảo. Tải ứng dụng sàn giao dịch và lập tài khoản để nạp tiền USDT, từ đó chuyển sang sàn để giao dịch. Người chơi tưởng thật đã nạp tiền để tham gia. Nhưng sau đó các đối tượng đã chiếm đoạt tiền, đánh sập sàn giao dịch mà người chơi tham gia, nên không thể xác minh làm rõ để xử lý theo pháp luật.

2. Thủ đoạn lợi dụng lòng tin của người dân để chiếm đoạt tài sản

Chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản cá nhân (zalo, facebook…), mạo danh người thân, người quen để lừa vay tiền, chuyển tiền. Bằng một số hình thức như gửi link tham gia các cuộc bình chọn, khi nạn nhân click và đường link trên thì sẽ hiện lên giao diện đăng nhập giống như các trang mạng xã hội. Khi nạn nhân nhập các thông tin tài khoản của mình vào thì ngay lúc đó các đối tượng liền chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook, Zalo của người sử dụng, giả danh chủ tài khoản nhắn tin cho người thân, bạn bè hoặc các mối quan hệ uy tín để vay tiền hoặc nhờ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng (do chúng cung cấp) sau đó chiếm đoạt tài sản.Đối tượng sử dụng thông tin cá nhân, hình ảnh của các đồng chí Lãnh đạo các cơ quan chính quyền, đoàn thể… để thiết lập tài khoản mạng xã hội (zalo, facebook…) mạo danh. Sau đó, các đối tượng dùng tài khoản mạo danh để kết bạn, nhắn tin trao đổi vay, mượn tiền của bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cấp dưới… và chiếm đoạt tiền của các bị hại chuyển đến.

Lừa đặt cọc mua hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. Đối tượng lập các trang mạng xã hội giả mạo các doanh nghiệp, công ty có hoạt động trên thực tế và giới thiệu, quảng cáo bán hàng và đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá, hỗ trợ chi phí vận chuyển sau đó ác đối tượng đăng tin bán ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, sắt thép… trên các trang mạng xã hội (Facebook, zalo…) với số tiền thấp hơn giá trị thực rất nhiều và yêu cầu bị hại đặt cọc trước. Sau khi nhận được tiền đặt cọc bằng hình thức chuyển khoản trước từ người đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, sau đó khóa trang mạng, cắt liên lạc, chiếm đoạt tài sản.Do tâm lý hám lợi, người dân đã gửi tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp để nhận hàng. Ngay sau khi chiếm đoạt các đối tượng lập tức chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng có được do mua bán (tài khoản rác).

Lừa cho vay tiền qua mạng. Lợi dụng tâm lý muốn được vay vốn với số tiền lớn, lãi suất thấp, không cần thế chấp tài sản, thủ tục nhanh gọn, các đối tượng đã đăng tin cho vay vốn thông qua các ứng dụng, mạng xã hội như (Zalo, Facebook…). Sau khi tiếp cận được nạn nhân, các đối tượng yêu cầu nạn nhân tải các ứng dụng (app) vay tiền của chúng vào điện thoại của nạn nhân để thu thập thông tin cá nhân, danh bạ điện thoại. Tiếp theo, chúng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nhiều lần vào các tài khoản mà chúng cung cấp với các lý do như chuyển tiền để chứng minh tài chính, nộp tiền thuế khoản vay, chuyển tiền để bảo đảm hồ sơ vay, tài khoản yêu cầu vay bị sai hoặc thiếu thông tin; số tiền vay vượt quá định mức vay… Sau khi nạn nhân chuyển tiền thì các đối tượng nhanh chóng rút tiền khỏi tài khoản, khóa sim, cắt đứt liên lạc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Giả danh cơ quan chức năng và sử dụng mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.Thủ đoạn gọi điện qua giao thức Internet (VoIP) đến số điện thoại của các bị hại tự xưng là nhân viên của công ty viễn thông để báo nợ tiền cước điện thoại; tự xưng là cán bộ Công an, cán bộ Viện kiểm sát thông báo bị hại có liên quan đến đường dây rửa tiền, buôn lậu ma túy mà Bộ Công an đang tiến hành điều tra; tham gia đầu tư APP; tuyển cộng tác viên....Sau đó đề nghị bị hại kê khai tài chính, tài sản, tiền mặt hiện có, tiền trong tài khoản ngân hàng đồng thời đe dọa yêu cầu cung cấp thông tin liên quan tài khoản ngân hàng để phục vụ cho công tác điều tra, xác minh, hoặc nộp thêm tiền để chứng minh thu nhập. Nhiều bị hại do tâm lý lo sợ dẫn đến lầm tưởng các đối tượng là cán bộ Công an, Viện kiểm sát thật và sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân và gia đình nên đã cung cấp các thông tin theo yêu cầu của đối tượng, nộp tiền vào tài khoản theo yêu cầu của đối tượng và bị các đối tượng chiếm đoạt.

3. Một số thủ đoạn lừa đảo khác

Giả danh nhân viên ngân hàng tư vấn mở, huỷ thẻ tín dụng để chiếm đoạt tài sản trong tài khoản. Đối tượng giả danh là nhân viên các ngân hàng gọi điện đến cho nạn nhân có mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng để tư vấn thủ tục hủy thẻ và bằng các thủ đoạn gian dối, các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin: họ tên, số thẻ tín dụng, mã xác thực OTP. Sau đó thực hiện các giao dịch rút tiền trong thẻ tín dụng của nạn nhân và chiếm đoạt.

Giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brandname) của các ngân hàng thương mại để chiếm đoạt tài sản. Đối tượng đã tạo tin nhắn SMS Brandname trùng với tên thương hiệu của các ngân hàng thương mại và chèn tin nhắn vào trong luồng tin nhắn chính thức làm cho khách hàng nhầm tưởng đây là tin nhắn chính thức của ngân hàng mà mình mở tài khoản. Nội dung tin nhắn mang tính chất cảnh báo như trừ tiền, cảnh báo mất tiền, đóng tài khoản... và đề nghị khách hàng truy cập vào đường link có sẵn trong tin nhắn để xử lý, khắc phục tránh hậu quả bị thiệt hại.Sau đó nếu khách hàng click vào đường link giả mạo thì sẽ xuất hiện màn hình giao diện đăng nhập có hình thức tương tự như của trang web chính của ngân hàng mình đăng ký mở tài khoản, từ đó nhập thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập Online, mã OTP xác thực giao dịch đăng nhập, mã OTP kích hoạt tính năng Smart OTP… Chính lúc này, đối tượng đã chiếm quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng của khách hàng và thực hiện lệnh chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng khác và chiếm đoạt tài sản.

Lừa sang Campuchia lao động, làm “việc nhẹ, lương cao” nhưng thực chất là bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, nguy hiểm đến tính mạng.Thông qua tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook...) hoặc từ bạn bè, người quen rủ rê, giới thiệu sang Campuchia làm việc nhẹ nhàng, lương cao. Các nạn nhân bị lừa sang Campuchia làm việc chủ yếu trong độ tuổi từ 18-35 tuổi, đa số sau khi nhập cảnh trái phép qua Campuchia, nạn nhân bị đưa vào làm việc tại các cơ sở tổ chức hoạt động các hành vi lừa đảo trên không gian mạng; bị nhốt, cưỡng ép lao động từ 12-16 tiếng/ngày, không cho ra khỏi cơ sở, bị bán sang các chủ sử dụng lao động khác hoặc bắt gọi điện về cho gia đình, người thân tại Việt Nam để nộp tiền chuộc mới cho về nước với số tiền từ rất lớn. Nhiều trường hợp bỏ trốn khi chưa có tiền chuộc, đã bị các đối tượng sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi, bán sang cơ sở khác nhau. Đối tượng cầm đầu hoạt động cưỡng bức lao động và đòi tiền chuộc, cưỡng đoạt tài sản là các đối tượng người Trung Quốc, có sự tham gia, giúp sức của các đối tượng người Việt hiện đang hoạt động tại Campuchia.

Mua bán thẻ ngân hàng để thực hiện việc chuyển tiền qua lại để chiếm đoạt tiền của các trang Web đánh bạc và tiền quảng cáo trên Google. Đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của một bộ phận người dân, để yêu cầu lập và bán các thông tin tài khoản ngân hàng để đối tượng mua sử dụng vào các hành vi phạm tội…Công an tỉnh Gia Lai đã tổ chức công tác điều tra, xác minh làm rõ nhóm đối tượng có hành vi mua, bán 23 thông tin tài khoản ngân hàng của các cá nhân cư trú tại Gia Lai và trong cả nước để thực hiện các giao dịch chuyển tiền bất thường(gần 20 tỷ đồng) trong thời gian ngắn. Đã khởi tố 01 vụ/02 bị can về tội “Thu thập, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng”và “Tội trốn thuế” theo Điều 291 và Điều 200 BLHS 2015.

Người dân cần nâng cao cảnh giác phòng ngừa tội phạm, tự bảo vệ tài sản. cần tăng cường trau dồi kiến thức về pháp luật, chính sách, thường xuyên theo dõi các thông báo phương thức thủ đoạn phạm tội của cơ quan chức năng trên các phương tiện, thông tin đại chúng. Nghiên cứu, kiểm tra kỹ trước khi thực hiện các giao dịch về tài chính, đề phòng trước những khoản đầu tư mang lại “lợi nhuận cao”. Đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở... cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa biết rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản do các đối tượng chỉ định. Người dân khi mua hàng qua mạng cần sàng lọc, kiểm tra kỹ thông tin quảng cáo, rao bán về hàng hóa, danh tính người bán hàng, lựa chọn địa chỉ uy tín, hình thức thanh toán minh bạch. Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội. Thường xuyên thay đổi để đảm bảo tính an toàn của mật khẩu; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân có liên quan như: Căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, thẻ ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người không quen biết.Khi nhận được tin nhắn liên quan đến tài khoản ngân hàng cần lưu ý kiểm tra thật kĩ các tin nhắn liên quan đến thông tin ngân hàng điện tử có đúng là từ hệ thống của ngân hàng mà mình đã mở tài khoản hay không. Tuyệt đối không bấm vào các đường link lạ được gửi qua tin nhắn/email/kênh mạng xã hội mạo danh ngân hàng (các đối tượng thường sửa 1 hoặc nhiều ký tự so với đường link chính thống của ngân hàng nên dễ bị lầm tưởng). Tuyệt đối KHÔNG cung cấp Tên đăng nhập/Mật khẩu đăng nhập/Mã xác thực OTP của dịch vụ Ngân hàng điện tử cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng. Nâng cao tinh thần cảnh giác và thông báo đến cơ quan chức năng khi nhận được những thông tin nghi ngờ, không xác thực về tài khoản ngân hàng.

Chính phủ cần tiếp tục ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể đảm bảo an ninh trật tự trong phát triển các lĩnh vực khoa học - công nghệ nhằm phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Xây dựng thông tư liên ngành về công tác phối hợp, tương trợ trong phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Đặc biệt chú trọng cơ chế cung cấp thông tin liên quan tài khoản ngân hàng, cơ chế phong tỏa khẩn cấp; việc cung cấp thông tin, lịch sử liên lạc, IP của các liên lạc 3G, 4Gối với các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ internet, viễn thông; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử và thương mại điện tửcần tăng cường trách nhiệm tham gia phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm sử dụng công nghệ cao nói riêng. Tăng cường nguồn nhân lực và cơ sở vật chất các trang thiết bị tiên tiến hiện đại trong phát hiện, điều tra với tội phạm công nghệ cao.Thực hiện hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao


Thanh Hương tổng hợp (Nguồn Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Gia Lai)
Quay lại In bản tin này Gửi tin này cho bạn bè  
Họ tên
Email  
Nội dung
 
 Các tin khác
Gia Lai với công tác đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước (08/06)
Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2025 của tỉnh (08/06)
“Học kỳ trong quân đội” với chủ đề Tôi là chiến sỹ năm 2023: Trải nghiệm thú vị trong môi trường quân đội (08/06)
Ban Nội chính Tỉnh ủy Gia Lai: 10 năm xây dựng và trưởng thành (07/06)
Gia Lai: Lễ khai mạc hè, ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối (06/06)
Triển khai sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (06/06)
Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (06/06)
Chương trình phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 (06/06)
Tuyên truyền kết quả Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII (05/06)
Cách xác định thời gian, tiền lương để hưởng trợ cấp tinh giản biên chế từ 20/7/2023 (05/06)
Chính sách thôi việc khi thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định 29 (05/06)
Ban Tổ chức Trung ương và Bộ thông tin và truyền thông tổ chức bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho cán bộ, phóng viên báo chí (05/06)
08 đối tượng bị tinh giản biên chế từ ngày 20/7/2023 (05/06)
Chiến thắng Đak Pơ mang tầm vóc lịch sử và ý nghĩa chiến lược quan trọng (02/06)
Gia Lai: Tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh học tập, quán triệt nội dung tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (02/06)
 

Xem tin ngày:

 Truyền hình internet


 Tìm kiếm

Trong:

 Thông tin mới

cuoc thi

Cuoc thi

Quản lý văn bản điều hành

Sách mô hình hay cách làm tốt

Gia Lai 90 nam hinh thanh va phat trien

Thong tin sinh hoat Chi bo

câu hỏi thi viết

Câu hỏi Cuộc thi

bien dao

Đặc san số tháng 1 năm 2015

Thông tin Tuyên giáo Gia Lai


 Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nhu cầu quan trọng nhất của thanh niên hiện nay là gì?

  1. Học tập nâng cao trình độ.
  2. Việc làm.
  3. Vay vốn để sản xuất kinh doanh.
  4. Hoạt động vui chơi giải trí.
  5. Nhu cầu khác.

Theo bạn, thanh niên hiện nay có sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa không?

  1. Sẵn sàng tham gia
  2. Tham gia nhưng phải có chế độ, chính sách
  3. Không sẵn sàng tham gia


Số người truy cập 7575874
Số người Online 653

Trang Thông Tin Điện Tử Ban Tuyên giáo tỉnh Gia Lai

Cơ quan chủ quản: Ban Tuyên giáo tỉnh Gia Lai
Giấy phép số  147/GP-TTĐT Cục quản lý Phát thanh-Truyền hình-Bộ thông tin và truyền thông cấp
Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng - TP.Pleiku - Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3717002 - Fax: (0269) 3871503
Email: thongtintuyengiaogl@gmail.com
Ghi rõ nguồn thongtintuyengiaogialai.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này