Một số vấn đề rút ra qua Hội thi báo cáo viên, giảng viên LLCT giỏi huyện Kbang năm 2018
Thực hiện Kế hoạch số 91-KH/BTGTU ngày 12/10/2017 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tổ chức hội thi báo cáo viên, giảng viên LLCT giỏi cấp tỉnh năm 2018; Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thu hút đông đảo sự quan tâm hưởng ứng của các báo cáo viên, giảng viên lý luận chính trị kiêm chức, chuyên trách, Thường trực Đảng ủy các xã, thị trấn và đại diện một số chi bộ cơ sở.
Kết quả đã có 38 thí sinh
đăng ký tham gia. Căn cứ vào tình hình thực tế về thời gian và các điều kiện
phục vụ cùng với kết quả sơ bộ chấm giáo án của Ban Giám khảo; Thường trực
Huyện ủy đã quyết định lựa chọn 25 thí sinh tham gia dự thi giảng tại hội thi cấp
huyện. Đây là lần đầu tiên Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức hội thi báo cáo viên,
giảng viên lý luận chính trị giỏi trên phạm vi toàn huyện.
Tặng hoa và cờ lưu niệm cho
các thí sinh dự Hội thi. Ảnh: BTT.
Trong số 25 thí sinh được lựa
chọn thi giảng hầu hết đều là lần đầu tiên tham dự hội thi; trong đó, có 07 báo
cáo viên Huyện ủy (khóa VIII), 02 giảng viên lý luận chính trị kiêm chức, 01
giảng viên lý luận chính trị chuyên trách; 15 đồng chí đại diện Thường trực
Đảng ủy và các chi bộ trực thuộc Huyện ủy. Đặc biệt, một số đồng chí mới được
phân công nhiệm vụ Thường trực Đảng ủy xã nhưng chưa là báo cáo viên Huyện ủy cũng mạnh
dạn đăng ký dự thi giảng như: Dương Thị Thanh Xuân – Phó Bí thư thường trực
Đảng ủy xã Lơ Ku, Trịnh Thị Thành - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Kông Lơng
Khơng, Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Sơ Pai; có 01
đồng chí báo cáo viên Huyện ủy là người dân tộc Ba Na đã rất nỗ lực nghiên cứu,
tham gia thi giảng (đó là đồng chí Đinh Văn Miên – Huyện ủy viên, Bí thư Đảng
ủy xã Đăk Rong).
Về hình thức hội thi, mỗi thí
sinh dự thi phải trải qua 3 phần thi gồm: thi giáo án, thi giảng, thi trả lời
câu hỏi phụ. Trong đó, đối với phần thi giáo án, thí sinh dự thi chuẩn bị một
giáo án dự thi ngắn gọn, rõ ý (không quá 30 trang đánh máy khổ A4), theo mẫu đã
được ban hành kèm theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương (chấm điểm hệ số
2). Ở phần thi giảng, mỗi thí sinh dự thi phải lựa chọn trình bày một bài giảng
theo nội dung giáo án đã soạn trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận
chính trị hiện nay ở Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện (chấm điểm hệ số
3). Ở phần thi trả lời câu hỏi phụ, thí sinh dự thi phải bốc thăm để trả lời
câu hỏi phụ do Ban Giám khảo hỏi; nội dung các câu hỏi phụ nằm trong bài giảng
dự thi (chấm điểm hệ số 1).
Nhìn chung, các thí sinh đã
cố gắng nghiên cứu, nắm chắc kiến thức, mục đích yêu cầu của từng bài giảng; có
phương pháp, kỹ năng giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học viên, có liên hệ
thực tiễn để làm rõ lý luận và thực tiễn; trang phục đẹp thể hiện sự tôn trọng,
cầu thị và nghiêm túc.
Về phần thi giáo án, đa số
các thí sinh đã chấp hành tốt quy định về hình thức, kỹ thuật soạn giáo án;
kiến thức phù hợp với các giáo trình, tài liệu chuyên đề do Ban Tuyên giáo
Trung ương ban hành. Đặc biệt, một số giáo án được đầu tư có hình thức trình
bày đẹp, hình ảnh minh họa mang tính gợi mở cao. Về phần thi giảng, trong số 25
thí sinh, có 14 thí sinh sử dụng trình chiếu power point (chiếm 56 %) đã tạo sự
hấp dẫn lôi cuốn học viên; số còn lại trình bày theo phương pháp truyền thống. Hầu
hết các thí sinh đã bám sát giáo án, lựa chọn nội dung trọng tâm, có tính
thuyết phục, đi sâu vào phân tích để người học dễ hiểu, dễ tiếp thu và ghi chép.
Một số thí sinh có phương pháp giảng dạy tốt, truyền cảm, hấp dẫn người nghe,
có phong thái tự tin, chững chạc, làm chủ được kiến thức, phối hợp nhịp nhàng
trong trình bày nội dung bài giảng với trình chiếu power point. Nội dung một số
bài thuyết trình được đầu tư soạn rất công phu, hấp dẫn với các ví dụ liên hệ
bằng clip, hình ảnh đẹp, gần gũi trong thực tiễn cuộc sống và kết quả thực hiện
các nhiệm vụ tại địa phương đã lôi cuốn học viên và người nghe.
Qua 02 ngày tổ chức Hội thi
(ngày 19 và 20/4/2018) các thí sinh đã hoàn thành các phần thi của mình tương
đối hoàn chỉnh. Ban Tổ chức hội thi đã quyết định trao giải cho 14 thí sinh đạt kết quả cao nhất giải;
gồm: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 05 giải khuyến khích và 03 giải phụ
(01 giải phần thi giáo án xuất sắc nhất; 01 giải phần thi giảng xuất sắc nhất
và 01 giải phần thi trả lời câu hỏi phụ xuất sắc nhất). Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đã đạt được, qua quá trình tổ chức hội thi của huyện Kbang cũng còn
bộc lộ một số vấn đề hạn chế cần phải rút kinh nghiệm cho các hội thi lần sau
đạt kết quả cao hơn.
Một là: Một số giảng viên lý
luận chính trị kiêm chức là thủ trưởng các cơ quan huyện, trưởng các đoàn thể
chính trị - xã hội huyện chưa nhiệt tình tham gia hoặc phân công cấp phó dự thi
thay; đây chính là đối tượng chủ lực cần phải dự thi nhưng lại tham gia Hội thi
với số lượng còn khiêm tốn. Do đó, Thường trực Huyện ủy đã chỉ đạo rất quyết
liệt mới giúp cho Hội thi đạt được mục đích yêu cầu đề ra.
Hai là: Một số báo cáo viên
Huyện ủy ở cấp xã xác định động cơ, mục đích tham gia chưa đúng đắn; dẫn đến một
số giáo án chuẩn bị còn mang tính đối phó (cả hình thức và nội dung); còn nhầm
lẫn tên chuyên đề với tên bài giảng; nội dung bài giảng ôm đồm nhiều kiến thức,
không phù hợp với chương trình của Ban Tuyên giáo Trung ương đã biên soạn và
hướng dẫn; Ban Giám khảo đã phải yêu cầu sửa lại nhiều lần. Có giáo án nhờ
người biên soạn nên còn để sai về kiến thức chuẩn hoặc soạn chưa đủ số tiết quy
định, phân bố thời gian các tiết giảng không cân đối, nội dung bài giảng thiếu
lôgic; có giáo án còn soạn sai không theo quy định của mẫu giáo án và của tài
liệu giảng dạy, không gắn được giữa lý luận và thực tiễn hoặc liên hệ thực tế
còn chung chung nên tính thuyết phục chưa cao.
Một số thí sinh ôm đồm quá
nhiều kiến thức (coppy nội dung giáo trình vào giáo án); nội dung giáo án không
gắn kết chặt chẽ với nội dung trình chiếu; còn sa vào phương pháp báo cáo là
chính, chưa đi sâu phân tích làm nổi bật các nội dung trọng tâm để học viên ghi
chép. Một số thí sinh còn khá lúng túng trong diễn đạt, chưa làm chủ được giáo
án nên khi trình bày còn mất bình tĩnh, phối hợp chưa nhịp nhàng giữa lời giảng
và trình chiếu, cách diễn đạt chưa mạch lạc, thu hút và lôi cuốn. Kết thúc bài
giảng không tiểu kết nhấn mạnh các nội dung chính của bài giảng để học viên dễ
tiếp thu, ghi nhớ. Có đồng chí trình bày nội dung giảng không gắn với nội dung
giáo án dẫn tới lạc đề và vượt quá thời gian quy định; đưa các hình ảnh minh
họa chưa phù hợp với nội dung bài giảng và đối tượng học viên. Ngược lại, một
số đồng chí có phần thi giảng rất tốt nhưng lại không đầu tư thêm phần trình
chiếu power point hỗ trợ để làm tăng thêm hấp dẫn cho nội dung bài giảng. Một
số thí sinh không bao quát hết nội dung kiến thức trong bài giảng nên khi được hỏi
câu hỏi phụ vào các phần nội dung liên quan trong bài giảng đã không trả lời chính
xác hoặc chỉ đúng một phần.

Đồng chí Trương Văn Đạt -
TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện
trao giải Nhất cho thí sinh La Thị
Phượng - Phó Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh. Ảnh: BTT.
Có thể khẳng định rằng, hội thi báo cáo viên, giảng
viên lý luận chính trị giỏi huyện Kbang năm 2018 đã thành công tốt đẹp. Kết quả
đạt được lớn nhất là thông qua hội thi lần này là dịp để các thí sinh tham dự
thi được giao lưu, học tập kinh nghiệm trong giảng dạy lý luận chính trị; từ đó
tìm ra phương pháp giảng dạy khoa học, nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng giảng
dạy góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy lý luận chính trị tại Trung
tâm Bồi dưỡng chính trị huyện. Đồng thời, đã giúp cho Ban Thường vụ Huyện ủy
đánh giá được thực chất khả năng của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị chuyên
trách và kiêm chức, báo cáo viên Huyện ủy để trong thời gian tới có cơ sở củng
cố, kiện toàn lại đội ngũ này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Từ đó, hoàn
thiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy của đội ngũ báo cáo viên, giảng viên
lý luận chính trị ở Đảng bộ huyện đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay./.
|