TRANG NHẤT > LỊCH SỬ ĐẢNG
Cập nhật 09/03/2023 (GMT+7)

Sau khi tái chiếm Gia Lai, thực dân Pháp tăng cường các hoạt động vũ trang, lấn đất, đánh phá vùng tự do của ta nhằm củng cố những vùng đã chiếm. Nhiệm vụ của Nhân dân Gia Lai lúc này là đấu tranh chố

Sau khi tái chiếm Gia Lai, thực dân Pháp tăng cường các hoạt động vũ trang, lấn đất, đánh phá vùng tự do của ta nhằm củng cố những vùng đã chiếm. Nhiệm vụ của Nhân dân Gia Lai lúc này là đấu tranh chống địch lấn đất, buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động ra toàn chiến trường Nam Bắc Tây Nguyên, phá thế uy hiếp vùng tự do Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.


Từ ngày 30/9/1946, quân chủ lực ta bắt đầu hoạt động mạnh trên hướng An Khê, chủ động đề phòng địch tấn công. Trong tháng 10/1946 các Trung đoàn 94, 95, 67 có dân quân du kích An Khê phối hợp tập kích đồng loạt cứ điểm Kannak, Tú Thủy, Cửu An, Eo Gió, Ya Hội... Nhân dân các làng Kinh ở An Khê nổi dậy phá cầu cống, cắt dây điện thoại, diệt tề, trừ gian, củng cố lực lượng, mở rộng cơ sở.

Cuối tháng 12/1946, địch chuyển chính sách lấn chiếm sang vũ trang xâm lược toàn bộ nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946. Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” ngày 22/12/1946.

Trên chiến trường Gia Lai, ta tổ chức lại lực lượng, đẩy mạnh phong trào kháng chiến địa phương. Ngày 30/12/1946, Trung đoàn 95 và dân quân vùng ven thị trấn An Khê phối hợp phục kích địch trên cầu suối Vối trên đường 7. Đây là trận đánhthắng lớn đầu tiên của quân và dân ta trên chiến trường Tây Nguyên.

Tháng 02/1947, Ban Chỉ huy Mặt trận quyết định mở chiến dịch tiến công trên toàn mặt trận An Khê. Tỉnh ủy chỉ đạo huyện An Khê tổ chức quần chúng nổi dậy cùng bộ đội tiến công địch bằng nhiều hình thức.

Đêm 14/3/1947, ta đánh trận mở màn vào đồn Tú Thủy. Lực lượng dân quân trong vùng phối hợp với chủ lực nổi dậy tấn công địch ở các hướng trên địa bàn An Khê. Do hỏa lực ta yếu hơn và chưa có kinh nghiệm đánh công kiên nên không tiêu diệt được đồn địch. Trung đoàn trưởng Vi Dân và nhiều cán bộ, chiến sỹ hy sinh, nhưng quân địch hoang mang, khiếp sợ trước tinh thần cảm tử của bộ đội ta.

Tháng 6 và tháng 7/1949, lực lượng địa phương phối hợp với Trung đoàn chủ lực 210 mở đợt hoạt động Hè – Thu trên chiến trường An Khê (gọi là chiến dịch Hồ Chí Minh), bao vây cứ kiểm Kannak, phá đường số 7, đường 19, pháo kích thị trấn An Khê, đánh địch trên dốc Đak Pơ. Lực lượng vũ trang Cheo Reo đánh địch trên đường 7A từ Kà Lúi đi Mlăh và đi Mlăh đi Ơi Nu. Phối hợp với các hoạt động quân sự, các đội công tác vùng An Khê, Cheo Reo đẩy mạnh xây dựng cơ sở, khôi phục phong trào những vùng xung yếu gần cứ điểm và dọc đường giao thông chiến lược, phong trào du kích chiến tranh phát triển.

Ngày 15/7/1950, Bộ tư lệnh Quân khu V mở chiến dịch Nguyễn Huệ ở Nam Tây Nguyên. Đường số 7 huyện M’Đrăk, Cheo Reo được chọn làm trọng điểm tiến công. Ngày 20/7/1950, dân quân các xã phối hợp với bộ đội địa phương bao vây uy hiếp đồn Mlăh, Kà Lúi; pháo kích vào đồn, dùng loa kêu gọi vận động binh lính. Cùng đêm hơn 200 đồng bào nổi dậy phá đường từ Ơi Nu đi Mlăh, địch ở Mlăh, Kà Lúi hoảng sợ rút chạy. Đồng bào và du kích các xã khác nổi dậy diệt tề trừ gian, làm chủ buôn làng, đẩy mạnh chiến tranh du kích.

Tháng 8/1951, Liên khu ủy chủ trương mở chiến dịch Bắc Kon Tum nhằm phá âm mưu củng cố Tây Nguyên của địch, hỗ trợ phong trào quần chúng phá GOUM - ổ vũ trang của địch.

Ngày 14 đến ngày 15/8/1951, ta tiêu diệt đồn Kon Brăih, đồn Kon Pông, địch ở các cứ điểm đồn Kon Klung, Kon Mơhar rút chạy. Lực lượng địa phương và Nhân dân Đăk Glei, Đăk Tô, An Khê và nhiều nơi khác nổi dậy phối hợp đánh địch. Chiến thắng Kon Plông đã có ảnh hưởng lớn đến việc gây cơ sở ở bắc Tây Nguyên và củng cố căn cứ địa miền Tây. Đây cũng là đòn giáng mạnh vào âm mưu củng cố Tây Nguyên, phá kế hoạch GOUM, tề của địch.

Tháng 10/1952, Liên Khu ủy V chủ trương mở chiến dịch Đông – Xuân 1952-1953 nhằm tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng sức ta, đẩy mạnh chiến tranh du kích. Trọng điểm chiến dịch của bộ đội chủ lực Liên khu là An Khê.

Từ ngày 13 đến ngày 25/01/1953, ta tiêu diệt cứ điểm Tú Thủy, Cửu An, bốt gác Eo Gió; cứ điểm Thượng An và bốt gác đầu đèo An Khê diệt 2 đại đội tiểu đoàn sơn chiến số 8 tiếp viện, 2 đại đội của tiểu đoàn dù số 1 đang tìm cách chiếm lại đầu đèo và 2 đại đội tại Thượng An; đánh đoàn xe địch trên đường 19, phía Tây thị trấn An Khê, phá hủy 25 chiếc; phát động nhân dân phá khu dồn, giải phóng một vùng rộng lớn hơn 100 km2, với hơn 20.000 dân; củng cố cơ sở các vùng.

Tháng 9/1953, Bộ Chính trị chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 nhằm giành lấy địa bàn chiến lược Tây Nguyên, phá âm mưu bình định miền Nam của địch.

Tháng 12/1953, Hội nghị Liên Khu ủy và Đảng ủy Bộ Tư lệnh Liên khu V thông qua kế hoạch tiến công lên Tây Nguyên, Bắc Kon Tum được chọn làm hướng chính; An Khê đường 19 là hướng phối hợp. Hai trung đoàn chủ lực 108 và 803; các Tiểu đoàn độc lập 30, 40, 59 và Trung đoàn 120 tham gia chiến dịch.

Ngày 20/01/1954, địch mở đầu cuộc hành quân Át Lăng đánh vào Phú Yên. Đêm 26/01/1954, ta tấn công tiêu diệt 2 cứ điểm Babakơtu và Katung – Bupbê (An Khê, Đak Bớt). Đêm 27 rạng ngày 28/01/1954, tiêu diệt cứ điểm Măng Đen và Kon Braih, Mang Bút, đập tan cụm phòng thủ then chốt Bắc Kon Tum.

Từ ngày 01 đến ngày 19/02/1954, ta diệt 01 đại đội Binh đoàn cơ động 100 mới đến Kon Tum; diệt Sở chỉ huy địch ở thị xã Kon Tum; chặn đánh xe tiếp tế trên đường 14; diệt đồn Đak Bớt và phá khu dồn ở nam đường 19; tiến công cơ quan ngụy ở Cheo Reo; bao vây thị xã Kon Tum tiếp đánh cứ điểm Pleibông, Đak Đoa trên đường 19 bis; giải phóng tỉnh Kon Tum; tấn công tuyến phòng thủ vòng ngoài thị xã Pleiku; tập kích diệt 2 đại đội thuộc Binh đoàn 100 đóng ở khu vực đồn Đak Đoa; phục đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn đóng ở nam Biển Hồ; tiến đánh kho tàng ở trung tâm thị xã; chặn đánh các đơn vị của Binh đoàn 11, 21, 100 khi đi càn.

Tháng 3 đến tháng 4/1954 diệt cứ điểm Tô Na (đèo Mang Yang), Muih Nhung; cứ điểm Thượng An trên đường 19, tiến công Binh đoàn 100 tại Pleiring. Tập kích thị xã Pleiku lần 2; tiêu diệt đồn Trà Kê, phục kích đánh 2 đoàn xe địch trên đường số 7, đoạn Ơi Nu đi Cheo Reo, cắt đứt đường 7, cô lập chi khu Cheo Reo; liên tục tiến công đánh địch và cắt đường 19... cô lập An Khê với Pleiku.

Ngày 24/6/1954, tiến công tiêu diệt lực lượng địch từ Katung đến Đak Pơ gồm Binh đoàn 100, tiểu đoàn pháo 105, tiểu đoàn khinh quân 520, tiêu đoàn ngụy Campuchia, tiểu đoàn địa phương, trên 700 lính Âu Phi bị chết và bị thương. 1.200 tên bị bắt sống, thu vũ khí các loại. Huyện An Khê, Đak Bớt, Pleikon, Kon Plông và vùng tây đường 14 Pleikli được giải phóng. Ta tiếp quản đặc khu Tân An.

Ngày 17/7/1954, ta phục kích tiểu đoàn địch trên đường 14 từ Pleiku đi Buôn Ma Thuột, chuẩn bị tấn công địch ở Pleiku, Cheo Reo thì ngày 20/7/1954 Hiệp định Giơnevơ được ký kết.

Cuộc kháng chiến thần thánh của Nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ đã kết thúc thắng lợi. Cùng với Nhân dân cả nước, Nhân dân các dân tộc Gia Lai bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chín năm trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân Gia Lai đã làm thất bại từng bước âm mưu nham hiểm, xảo quyệt của quân thù, tiến lên giải phóng, làm chủ đại bộ phận vùng nông thôn, siết chặt vòng vây quân địch ở thị xã Pleiku và thị trấn Cheo Reo, góp phần cùng quân và dân cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, chuẩn bị lực lượng để bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.



Ngân Linh
Quay lại In bản tin này Gửi tin này cho bạn bè  
Họ tên
Email  
Nội dung
 
 Các tin khác
Các tổ chức cách mạng và phong trào đấu tranh ở tỉnh Gia Lai trước Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 (03/03)
Nam Bộ kháng chiến - Mốc son vàng vẻ vang của dân tộc Việt Nam (21/09)
Thẩm định bản thảo cuốn sách “Lịch sử Hội Cựu chiến binhtỉnh Gia Lai (1990 - 2020) (21/09)
Trăm năm An khê Đình (20/06)
Những kết quả đạt được trong công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong 10 năm (2012-2022) (20/06)
Mốc son vàng của lịch sử dân tộc (30/05)
Tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (08/03)
Công bố Cuộc thi “Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (05/6/1911 - 05/6/2021) (21/08)
Công bố kết quả Kỳ thi thứ bảy và nội dung câu hỏi Kỳ thi thứ tám Cuộc thi “Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (09/08)
Công bố kết quả Kỳ thi thứ sáu và nội dung câu hỏi Kỳ thi thứ bảy Cuộc thi “Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (26/07)
Công bố kết quả Kỳ thi thứ năm và nội dung câu hỏi Kỳ thi thứ sáu Cuộc thi “Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (12/07)
Công bố kết quả Kỳ thi thứ tư và nội dung câu hỏi Kỳ thi thứ năm Cuộc thi “Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (28/06)
Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 (16/06)
Công bố kết quả Kỳ thi thứ ba và nội dung câu hỏi Kỳ thi thứ tư Cuộc thi “Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (14/06)
Công bố kết quả Kỳ thi thứ hai và nội dung câu hỏi Kỳ thi thứ ba Cuộc thi “Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (31/05)
 

Xem tin ngày:

 Truyền hình internet


 Tìm kiếm

Trong:

 Thông tin mới

cuoc thi

Cuoc thi

Quản lý văn bản điều hành

Sách mô hình hay cách làm tốt

Gia Lai 90 nam hinh thanh va phat trien

Thong tin sinh hoat Chi bo

câu hỏi thi viết

Câu hỏi Cuộc thi

bien dao

Đặc san số tháng 1 năm 2015

Thông tin Tuyên giáo Gia Lai


 Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nhu cầu quan trọng nhất của thanh niên hiện nay là gì?

  1. Học tập nâng cao trình độ.
  2. Việc làm.
  3. Vay vốn để sản xuất kinh doanh.
  4. Hoạt động vui chơi giải trí.
  5. Nhu cầu khác.

Theo bạn, thanh niên hiện nay có sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa không?

  1. Sẵn sàng tham gia
  2. Tham gia nhưng phải có chế độ, chính sách
  3. Không sẵn sàng tham gia


Số người truy cập 7575891
Số người Online 254

Trang Thông Tin Điện Tử Ban Tuyên giáo tỉnh Gia Lai

Cơ quan chủ quản: Ban Tuyên giáo tỉnh Gia Lai
Giấy phép số  147/GP-TTĐT Cục quản lý Phát thanh-Truyền hình-Bộ thông tin và truyền thông cấp
Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng - TP.Pleiku - Gia Lai
Điện thoại: (0269) 3717002 - Fax: (0269) 3871503
Email: thongtintuyengiaogl@gmail.com
Ghi rõ nguồn thongtintuyengiaogialai.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này