Tiếp tục thực hiện Chỉ thị
15-CT/TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) “về tăng
cường và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam”; Chỉ thị 06-CT/TU
ngày 25/4/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “tăng cường công tác nghiên cứu,
biên soạn Lịch sử đảng bộ, lịch sử phong trào, lịch sử truyền thống” và Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng
nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, công tác nghiên cứu, biên soạn
lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng của các địa phương, các cơ
quan, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh đã đạt được
những kết quả khả quan.
Các cấp ủy
Đảng từ tỉnh đến huyện đã nhận rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác
nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử phong trào, lịch sử truyền
thống; công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống trong cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Nhiều ấn phẩm lịch sử Đảng
bộ, lịch sử truyền thống đã được nghiên cứu, biên soạn và xuất bản đạt chất
lượng tốt, góp phần vào việc tổng kết kinh nghiệm về quá trình lãnh đạo của
Đảng bộ qua các thời kỳ và công tác giáo dục truyền thống ở các địa phương.
Đối với cấp tỉnh: Sau khi hoàn thành
việc tham mưu, tổ chức triển khai biên soạn bổ sung, tái bản Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai
(1945 - 2005) và biên soạn Lịch sử công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Gia Lai
(1945 - 2010)([1]),
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn và thẩm định nội dung các công trình nghiên
cứu lịch sử đảng bộ, lịch sử phong trào, lịch sử truyền thống; tham mưu
thẩm định, xác định nội dung, sự kiện lịch sử, đề xuất về ngày thành lập đảng
bộ cấp huyện; thẩm định hồi ký của các đồng chí nguyên là lãnh đạo của tỉnh;
tham gia Hội thảo các di tích lịch sử…
Trong hai năm (2019 -
2020), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã triển khai việc nghiên cứu, biên soạn và phát
hành cuốn sách (ấn phẩm) “Đảng bộ tỉnh Gia Lai - từ Đại hội đến Đại hội” theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (phát hành 500
cuốn vào tháng 9/2020, nhân dịp Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ
tỉnh Gia Lai (10/12/1945 - 10/12/2020); đồng thời triển khai công tác sưu tầm
tư liệu, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản Hồi ký “Căn cứ địa cách mạng Khu 10 - Những ký ức không quên” (in ấn và
phát hành 1.000 cuốn trong tháng 12/2021).
Đối với huyện, thị xã, thành phố: Đến tháng 5/2022, toàn
tỉnh có 16/17 huyện, thị xã, thành phố hoàn thành biên soạn và biên soạn bổ
sung, tái bản lịch sử đảng bộ cấp huyện. Riêng huyện Chư Pưh đã triển khai sưu
tầm, khai thác tư liệu để phục vụ cho việc biên soạn Lịch sử Đảng bộ huyện vào
quý I năm 2023 theo kế hoạch.
Đối với xã, phường, thị trấn: Tính đến tháng 5/2022: Toàn
tỉnh đã có 16 xã, phường, thị trấn hoàn thành
việc biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống và có 16 đơn vị
xã, phường đang triển khai việc nghiên cứu, biên soạn([2]) (dự kiến in ấn và phát hành
vào năm 2023). Ban Thường vụ các huyện ủy, thị ủy, thành ủy tiếp tục chỉ đạo,
đôn đốc các xã, phường, thị trấn (nhất là ở các xã vùng căn cứ cách mạng, xã
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) và các ngành, đoàn thể triển khai sưu
tầm, lưu trữ tư liệu thành văn, tư liệu hồi ký để tổ chức nghiên cứu, biên soạn
và thẩm định các công trình lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống ở địa phương
theo theo Kế hoạch số 211-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Đối với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội: Đến tháng 5/2022, toàn tỉnh có 5/6 đoàn thể và Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã biên soạn xong lịch sử phong trào, lịch sử truyền
thống. Riêng Liên đoàn Lao động tỉnh đã triển khai việc nghiên cứu, bổ sung,
tái bản “Lịchsử phong trào công nhân và
Công đoàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 1930 - 2020”, hiện nay đã hoàn thành nội
dung bản thảo sau hội thảo(dự kiến in ấn, phát hành vào cuối năm 2022); Hội Cựu
chiến binh tỉnh đã tổ chức Hội thảo thông qua nội dung bản thảo, dự kiến in ấn
phát hành vào quý III năm 2022.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã triển khai nghiên cứu, biên soạn Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Gia
Lai, giai đoạn 1945 – 2005 (sách được in ấn và phát hành vào tháng
12/2012). Đồng thời, chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Pleiku nghiên cứu,
biên soạn và xuất bản Lịch sử lực lượng
vũ trang nhân dân thành phố Pleiku (1965 - 2015) - năm 2017; chỉ đạo ban
chỉ huy quân sự các huyện, thị xã, triển khai biên soạn lịch sử lực lượng vũ
trang([3]).
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh biên soạn Lịch sử Bộ đội biên phòng tỉnh Gia Lai, giai đoạn 1965 - 2010, phát
hành vào tháng 3/2012. Đến cuối năm 2015, đã in ấn và phát hành trong nội bộ
cuốn Lịch sử Tiểu đoàn 19. Hiện nay đang chỉ đạo, hướng dẫn 08 đồn biên phòng khẩn trương hoàn thành biên soạn
cuốn lịch sử, biên niên sử của đơn vị mình.
Công an tỉnh biên soạn và phát hành Lịch sử Công an Gia Lai gồm 3 tập,
giai đoạn 1945-1975 và “Biên niên sự kiện
lịch sử công an tỉnh Gia Lai, giai đoạn 1945 - 1975”, “Biên niên sự kiện lịch sử Ban Chấp hành Đảng bộ Công an tỉnh Gia Lai,
giai đoạn 1945 - 2010”. Từ năm 2012, Đảng ủy Công an tỉnh đã có kế hoạch,
hướng dẫn 4 đơn vị (Đảng bộ phòng PC65, Công an thành phố Pleiku, Công an thị
xã An Khê, Công an huyện Krông Pa) triển khai sưu tầm tư liệu, nghiên cứu biên
soạn lịch sử đơn vị; đến cuối năm 2015 đã hoàn thành Đề tài khoa học “Tổng kết lịch sử Công an tỉnh Gia Lai trong
sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1945 - 1975)”. Năm 2016, xuất bản
cuốn “Biên niên sự kiên lịch sử Công an
tỉnh Gia Lai 1975 - 1995”. Năm 2020, đãin ấn, phát hành cuốn Lịch sử truyền thống Công an tỉnh Gia Lai 70
năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (1945 - 2015).
Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh; Sở
Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Chữ thập đỏ tỉnh hoàn thành
biên soạn lịch sử truyền thống, lịch sử ngành. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy hiện đang triển khai biên soạn Lịch sử ngành Kiểm tra Đảng tỉnh (dự
kiến in ấn, phát hành cuối năm 2023).
Cùng với
việc quan tâm chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử
truyền thống, lịch sử phong trào, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy địa
phương luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống
cách mạng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Gắn tuyên truyền,
giáo dục lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống
của địa phương với giáo dục chính trị tư tưởng trong các đợt sinh hoạt chính
trị, học tập các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
- Ở cấp tỉnh,
cùng với việc tham mưu chỉ đạo và hướng dẫn công tác nghiên cứu, biên soạn và
thẩm định các công trình lịch sử, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường vụ
Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp tổ chức các hội thảo khoa
học: (1) Năm 2016, phối hợp Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội
thảo khoa học “70 năm Ngày Bác Hồ gửi thư
Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam”; (2) Năm 2018, tổ chức Hội thảo50 nămTổng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân 1968 tại Gia Lai(1968 - 2018). Sau các hội thảo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã in
sách và phát hành đến các cơ quan, đơn vị, để phục vụ công tác tuyên truyền,
giáo dục lịch sử cách mạng, lịch sử truyền thống của địa phương.
Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy
chỉ đạo và tổ chức thành công các cuộc thi viết, thi trắc nghiệm([4]); các đảng bộ cấp huyện và các tổ
chức chính trị - xã hội tỉnh([5])tổ chức
nhiều cuộc thi, hội thi, các hoạt động ngoại khóa, về nguồn... để tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trongcán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; về lịch
sử đảng bộ, lịch sử truyền thống, lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng ở địa
phương.
Công tác giảng dạy
lịch sử Đảng ở Trường Chính trị tỉnh và trung tâm chính trị các huyện, thị xã,
thành phố được quan tâm chú trọng. Trong chương trình của các lớp Sơ cấp lý luận chính trị; lớp
bồi dưỡng nhận thức về Đảng; lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên
mới; lớp trung cấp lý luận chính trị đều có sự liên hệ, lồng ghép đưa nội dung
lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương vào giảng dạy([6])…
Qua đó giúp học viên nắm vững thêm về lịch sử đảng bộ, truyền thống cách mạng
và vai trò lãnh đạo của đảng bộ địa phương trong giai đoạn kháng chiến cũng như
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác tập huấn,
hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng được chú
trọng. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp Viện Lịch sử Đảng (thuộc Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác
Lịch sử Đảng cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên tham mưu công tác lịch sử đảng ở
các địa phương, đơn vị (các năm 2012, 2015, 2019). Nội dung tập huấn gồm tập
trung vào các chuyên đề về quy trình triển khai nghiên cứu, biên soạn lịch sử
đảng bộ, lịch sử truyền thống; công tác sưu tầm, lưu trữ tư liệu; biên soạn
biên niên sự kiện lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương, các sở,
ban, ngành, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội,...
Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách
mạngđược cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo và đạt được nhiều kết quả. Tỉnh
Gia Lai đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè đá 2 mặt Châu Á”diễn
ra tại thị xã An Khê (tháng 3/2019); Hội thảo khoa học về quần
thể di tích sơ kỳ đá cũ Rộc Tưng - Gò Đá, thị xã An Khê và Hội thảo về chiến
thắng Plei Ring, huyện Chư Sê (tổ chức vào đầu tháng 12/2019). Ngoài ra, tỉnh đã chỉ
đạo tổ chức sưu tầm tư liệu, hình ảnh, triển lãm về Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân Trần Văn Bình - nguyên Khu ủy viên Khu ủy V, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia
Lai trong kháng chiến chống Mỹ; lấy ý kiến triển khai bảo tồn, tu bổ di tích lịch sử
văn hóa Nền nhà, Hồ nước và Kho tiền ông Nhạc; công bố nội dung văn bia Chăm Pa
được phát hiện tại huyện Đak Pơ; xây dựng một số công trình di tích lịch sử
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; … Từ những kết
quả nghiên cứu đó, góp phần quảng bá văn hóa - lịch sử gắn với du lịch trên địa
bàn tỉnh đến đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Việc
biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ địa phương ở Gia Lai
trong 10 năm qua tuy đạt được kết quả bước đầu đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn một số hạn chế: Một
số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thấy hết tầm quan trọng và ý nghĩa
của việc biên soạn lịch sử đảng bộ và truyền thống cách mạng, nên chưa quan tâm
đúng mức việc chỉ đạo sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn; kinh phí đầu tư
cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương còn hạn hẹp; chưa xây
dựng được đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác lịch sử đảng ở các huyện, thị
xã, thành phố; tình trạng các sở, ngành thuộc khối chính quyền ít quan tâm đến
việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống của ngành mình, đa số chỉ làm
kỷ yếu; việc đưa lịch sử đảng bộ địa phương vào giảng dạy
trong các nhà trường chưa được thống nhất về nội dung và cách thức tiến hành...
Để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất
lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng địa phương nhằm đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống của Đảng
bộ, các cấp ủy cần nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác nghiên
cứu, biên soạn lịch sử Đảng, đẩy mạnh hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo về sưu
tầm, lưu trữ tư liệu lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống; công tác tuyên
truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống; tăng cường phát huy đội
ngũ các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử, đội ngũ cán bộ am hiểu về lịch sử Đảng
bộ địa phương, lịch sử phong trào, lịch sử truyền thống và các cộng tác viên
trong quá trình triển khai nghiên cứu, biên soạn; hằng năm cấp uỷ các cấp chủ
động xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, biên soạn
lịch sử Đảng địa phương; đồng thời làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào
tạo và kiện toàn đội ngũ cán bộ theo hướng ổn định, lâu dài, thống nhất về tổ
chức bộ máy, quy chế hoạt động và bố trí đủ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng từ
tỉnh đến huyện./.
([1]) Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Gia Lai (1945 - 2005)
in ấn và phát hành vào tháng 3/2009; Lịch sử công tác tuyên
giáo của Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1945 - 2010)
in ấn và phát hành vào tháng 7/2010.
([2])Gồm
các địa phương, đơn vị: xã Ayun, xã Ia Ko (huyện Chư Sê); xã Hà Đông, xã Kdang,
Đảng bộ Công
ty cao su
Mang Yang (huyện Đak Đoa); phường Hội Thương, xã Biển Hồ (thành phố Pleiku); xã
Ya Hội (huyện Đak Pơ); xã Đak Trôi (huyện Mang Yang); xã Chư Krey (huyện Kông
Chro); xã Song An (thị xã An Khê); xã Ia Hrung, xã Ia Sao (huyện Ia Grai); phường
Cheo Reo, phường
Hòa Bình, xã
Ia Sao (thị xã Ayun Pa).
([3]) Hiện nay,
Huyện ủy Kbang, Huyện ủy Đak Đoa đang tiến hành triển khai nghiên cứu, biên
soạn lịch sử lực lượng truyền thống vũ trang của địa phương.
([4]) -Năm 2014 tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “60
năm-Âm vang Điện Biên”(07/5/1954-07/5/2014).
- Năm 2016 tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “70
năm ngày Bác Hồ gửi thư Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku
(19/4/1946-19/4/2016)”, vớitrên 50.000
lượt bài tham gia dự thi.
- Năm 2018, tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm: “Tìm
hiểu về lịch sử Khu Căn cứ địa cách mạng Khu 10 xã Krong (1945 - 1975)”;
qua 7 kỳ thi có 105.933 bài dự thi,trung
bình mỗi kỳ có hơn 15.000 bài tham gia dự thi.
- Năm 2019, tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu 50 năm thực hiện Di
chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”;qua 6
kỳ thi trắc nghiệm, có 44.662 bài
dự thi.
- Năm 2020, tổ chức Cuộc thi “Tìm
hiểu 75 năm lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai”; qua
8 kỳ thi, đã có 97.526 lượt bài tham gia dự thi.
- Năm 2021, tổ
chức hai cuộc thi: (1) Cuộc thi “Tìm
hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (05/6/1911-05/6/2021); qua 8 kỳ thi, có 175.815 lượt bài dự thi; (2) Cuộc thi “Tìm
hiểu về biển, đảo Việt Nam và 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển”(23/10/1961-23/10/2021); qua 4 kỳ
thi trắc nghiệm, có 755.542 bài dự thi đến từ 45 tỉnh, thành phố trong
cả nước.
- Năm 2022: tổ chức Cuộc
thi tìm hiểu “Gia Lai - 90 năm hình thành và phát triển”;qua 9
kỳ thi, có 523.772 lượt người tham gia dự thi.
Hiện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đang tổ
chức Cuộc thi “Tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.
([5]) Những đơn vị đã tổ chức
tốt các hội thi, cuộc thi; gồm: Thành ủy Pleiku, Huyện ủy Kbang, Huyện ủy Phú
Thiện, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Huyện ủy Đak Pơ, Huyện ủy
Đức Cơ; Tỉnh đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh…
([6])Các
huyện: Đak Đoa, Phú Thiện, Ia Pa Kbang...
đã đưa chương trình lịch sử Đảng bộ huyện vào giảng dạy ở các lớp
tại trung tâm chính trị cấp huyện và các trường THPT trong chương trình
học chính khóa. Các huyện Chư Pưh, Mang Yang và thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa
đưa chương trình lịch sử địa phương vào giảng dạy tại các buổi ngoại khóa ở các
trường THCS...