- Giáo dục mầm non: Tỉ lệ huy
động trẻ ra lớp trong độ tuổi 0-5 tuổi đạt 55,8%, trong đó trẻ nhà trẻ đạt tỉ lệ
8,6% (tăng 1,1% so với cùng kỳ năm học trước), trẻ mẫu giáo đạt tỉ lệ 89,4%
(tăng 1.52% so với cùng kỳ năm học trước), trẻ 5 tuổi ra lớp đạt tỉ lệ 99,8%
(duy trì tỉ lệ cùng kỳ so năm học trước). Trẻ trong độ tuổi mầm non người dân tộc
thiểu số ra lớp đạt tỉ lệ 44,5% (tăng 3,1% so với cùng kỳ năm học trước), trong
đó trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số ra lớp tỉ lệ đạt 74,7%, riêng trẻ mẫu giáo 5
tuổi dân tộc ra lớp đạt 99,6%. Số trẻ học hai buổi/ngày đạt tỉ lệ 93,9%, trong
đó nhà trẻ tỉ lệ 100%, mẫu giáo 93,7%, trẻ 5 tuổi học hai buổi/ngày đạt 100%. Công
tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục
đạt kế hoạch đề ra. Tổng số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 128/265, tỉ lệ đạt
48,3% (tăng so cùng kỳ năm học trước 7,6%).
- Giáo dục tiểu học: Công tác
huy động, duy trì sĩ số học sinh, đảm bảo chất lượng, tỉ lệ duy trì sĩ số luôn
đạt trên 99%. Công tác tổ chức dạy học 2 buổi/ngày: Đến nay số trường, lớp dạy
2 buổi/ngày (trên 5 buổi/tuần) luôn được đầu tư và phát triển. Toàn tỉnh có
273/282 trường (trong đó có 07 trường PTDT bán trú) dạy 2 buổi/ngày chiếm tỷ lệ
96%; số học sinh được học 6-10 buổi/tuần đạt tỷ lệ 91%, trong đó số học sinh học
9-10 buổi/tuần đạt tỷ lệ 24,6%. Công tác xây dựng trường học chuẩn quốc gia được
đẩy mạnh theo tiến độ và kế hoạch, hiện tổng số trường Tiểu học đạt chuẩn quốc
gia là 115/210 trường, đạt 54,76%. Thường xuyên quan tâm đến chất lượng tiếng
Việt vùng dân tộc thiểu số theo Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm
non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến
2025” của tỉnh.
Trường THPT chuyên Hùng Vương là một trong 16 trường vừa được công nhận
trường học đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm học 2019-2020. Ảnh:
Nguồn internet.
- Giáo dục trung học: Chất lượng
hai mặt giáo dục đại trà tiếp tục được nâng lên, cấp THCS, học lực: Giỏi 14,56%
(tăng 1,75% so với cùng kỳ); khá 30,05% (tăng 1,32%); trung bình 41,53% (giảm
2,14%); yếu 13,03% (giảm 1,09%); kém 0,57% (tăng 0,04%). Hạnh kiểm: Tốt 73,89%
(tăng 0,98% so với cùng kỳ); khá 22,63% (giảm 0,8%); trung bình 3,09% (giảm
0,21%); yếu 0,17% (tăng 0,09%).
Cấp THPT, học lực: Giỏi
15,44% (tăng 4,58% so với cùng kỳ ); khá 38,28% (giảm 0,08%); trung bình 34,19%
(giảm 3,85%); yếu 10,17% (giảm 1,85%); kém 0,55% (giảm 0,04%). Hạnh kiểm: Tốt
75,59% (tăng 1,85% so với cùng kỳ); khá 18,51% (giảm 2,56%); trung bình 2,75%
(giảm 0,48%); yếu 0,6% (giảm 0,04%).
100% cơ sở giáo dục trung học
đã tích cực xây dựng kế hoạch dạy học các bài học bảo đảm các yêu cầu về phương
pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, thiết bị dạy học và học liệu, phương án kiểm
tra, đánh giá trong quá trình dạy học.
Giáo dục dân tộc từng bước được
nâng lên cả về quy mô và chất lượng: Hệ thống quy mô các trường PTDTNT, bán trú
tiếp tục được duy trì và giữ vững. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 15 trường
PTDTNT cấp THCS; 02 trường PTDTNT cấp THPT; 25 trường PTDTBT cấp TH và THCS được
bảo đảm điều kiện tổ chức dạy và học theo hệ thống trường PTDT nội trú, bán
trú. Chất lượng hai mặt giáo dục đối với học sinh dân tộc tiếp tục được giữ vững
và tăng lên.
Chất lượng mũi nhọn ngày càng
được nâng cao và tăng khá bền vững: Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp
tỉnh (bảng A) năm học 2020- 2021 có 87/210 thí sinh dự thi đạt giải (10 giải nhất,
11 giải nhì, 34 giải ba và 32 giải khuyến khích); kết quả Kỳ thi chọn học sinh
giỏi lớp 12 cấp tỉnh (bảng B) năm học 2020- 2021 có 4311.110 thí sinh dự thi đạt
giải (14 giải nhất, 70 giải nhì, 135 giải ba và 212 giải khuyến khích); Kết quả
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp quốc gia năm học 2020-2021 có 29/56 thí
sinh dự thi đạt giải: 01 giải nhất môn Ngữ văn; 09 giải nhì (01 giải môn Vật
lý, 02 giải môn Sinh học, 02 giải môn Ngữ văn, 04 giải môn Tiếng Anh); 09 giải
ba (Sinh học và Tin học mỗi môn 01 giải, Ngữ văn 03 giải, Địa lý và Tiếng Anh mỗi
môn 02 giải); 10 giải khuyến khích thuộc về các môn: Toán (02 giải), Vật lý (02
giải), Hóa học (01 giải), Sinh học (02 giải), Lịch sử (01 giải), Địa lý (02 giải).
So với năm học trước, số lượng học sinh đạt giải năm nay tăng 01 em và chất lượng
giải khá cao (năm học 2019-2020 có 28 giải với 02 giải nhì, 12 giải ba và 14 giải
khuyến khích). Đặc biệt, đội tuyển môn tiếng Anh có 6/6 học sinh đạt giải; đội
tuyển Ngữ văn có 6/8 học sinh đạt giải; đội tuyển Sinh học có 5/6 học sinh đạt
giải.
Hoạt động nghiên cứu khoa học
và tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm
học 2020-2021, cuộc thi đã thu hút được đông đảo đội ngũ giáo viên và học sinh
từ các trường trung học trên khắp địa bàn tỉnh tham gia với 100 dự án thuộc 16
lĩnh vực ở 47 đơn vị dự thi. Kết quả, có 50/100 dự án ở 16 lĩnh vực đã được
trao giải với 5 giải nhất, 9 giải nhì, 16 giải ba và 20 giải tư. Hai dự án xuất
sắc nhất của Trường THPT chuyên Hùng Vương đã được chọn để tham gia Cuộc thi
Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia được tổ chức tại thành phố Huế vào tháng 3/2021.
- Giáo dục thường xuyên và
giáo dục chuyên nghiệp: Hệ thống mạng lưới Giáo dục thường xuyên (GDTX), Giáo dục
nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) của tỉnh tiếp tục được củng cố, sắp
xếp theo hướng tinh gọn, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương
trong tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 01 Trung tâm GDTX tỉnh; 12 Trung tâm GDNN-GDTX cấp
huyện (Giảm 02 trung tâm GDNN-GDTX so với năm học trước do sáp nhập theo tinh
thần Nghị quyết số 19 của Trung ương); 01 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh;
34 Trung tâm Ngoại ngữ tư thục và 08 Trung tâm Giáo dục kỹ năng sống; 220 Trung
tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ). Công tác giảng dạy theo chương trình GDTX tiếp
tục được ngành giáo dục quan tâm đúng mức và chỉ đạo kịp thời với các biện pháp
phù hợp, do vậy chất lượng dạy và học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên ngày
càng được nâng cao. Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh được tiếp tục duy trì
và giữ vững và chất lượng ngày càng được nâng lên rõ rệt. Công tác đào tạo, bồi
dưỡng các chuyên đề, ngoại ngữ và tin học tiếp tục được tăng cường; công tác bồi
dưỡng tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
được chú trọng. Công tác quản lý, đổi mới giáo dục Đại học, Cao đẳng tiếp tục
được thực hiện có hiệu quả. Hoạt động liên kết đào tạo không chính quy tiếp tục
được đẩy mạnh, mở rộng về quy mô. Việc hợp tác đào tạo Lưu học sinh Lào tại tỉnh
Gia Lai theo thỏa thuận giữa tỉnh Gia Lai với Ủy ban chính quyền tỉnh Champasak
- Lào tiếp tục được duy trì, chỉ tiêu đào tạo được tăng lên hằng năm.
Với
sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể, địa phương, ngành Giáo
dục đã có nhiều nỗ lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, xây dựng
chương trình, kế hoạch, đề án để triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước được kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trong học
kỳ I, năm học 2020-2021 đã hoàn thành nhiều nhiều chỉ tiêu, Chương trình, kế hoạch
theo đúng lộ trình. Song song với đó, ngành giáo dục tích cực chỉ đạo quyết liệt
công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tại
địa phương thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo
viên trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua./.