Nét mới trong công tác tuyên truyền người dân và doanh nghiệp tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Mang Yang
Hội nghị Trung ương 7, khóa XII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), trong đó, tiếp tục khẳng định quan điểm: “Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước”. Quỹ bảo hiểm xã hội là xương sống của bất kỳ một hệ thống bảo hiểm xã hội nào. Bởi vì các chế độ bảo hiểm xã hội đều nhằm mục đích đảm bảo vệ và ổn định đời sống cho người dân. Đồng thời hạn chế những tệ nạn xã hội xảy ra do nguyên nhân của thất nghiệp và nghèo đói. Mặt khác cũng giúp cho các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhờ vậy mà kinh tế phát triển bền vững, tăng trưởng về chất, đảm bảo an sinh xã hội.
Từ năm 2015 đến năm 2020, công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp tham gia BHXH trên địa bàn huyện
Mang Yang luôn được chú trọng. Số lượng tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi
đối thoại trực tiếp với nhân dân, thông qua các buổi hội nghị phổ biến chính
sách, các hình thức tuyên truyền năm sau đều cao hơn so với năm trước. Nội dung
và hình thức tuyên truyền có nhiều nét mới, cụ thể:
Một là, đặt người dân và doanh nghiệp
vào vị trí là khách hàng, là “thượng đế”, nghĩa là ngành BHXH, các đại lý thu
phải tìm đến họ, marketing về sản phẩm của mình (ở đây là quyền lợi, nghĩa vụ),
giúp người dân thấy được lợi ích rõ ràng từ việc tham gia BHXH.
Hai là, tập trung xây dựng một đội
ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền ở BHXH cấp huyện có đầy đủ năng lực, trình
độ chuyên môn và tâm huyết. Bên cạnh đó mở rộng đội ngũ cộng tác viên ngoài
ngành (là thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến huyện
như Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên và
các cơ quan liên quan, báo cáo viên cấp huyện, đại lý thu…) để phối hợp tuyên
truyền.
Ba là, thông qua Mặt trận Tổ quốc huyện làm việc với các giáo xứ,
các sư trụ chì trong việc phối hợp tuyên truyền chính sách về BHXH.
Bốn là, xây dựng chuyên mục trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh
và xây dựng các chuyên trang trên các Báo, Web của địa phương về chính sách
pháp luật BHXH; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHXH. Tiến hành tuyên truyền
trực tiếp thông qua phát hành tờ rơi, áp phích, panô, phát các loại báo, tạp
chí về BHXH cũ đến các quán nơi công cộng; cấp phát đĩa CD tuyên truyền chính
sách BHXH theo nội dung mới nhất mà BHXH Việt Nam phát hành để gửi đến cơ quan
thông tin đại chúng, đến các thôn làng, nhà rông, nhà văn hóa để phát thanh
hàng ngày trên hệ thống loa truyền thanh, trong các buổi họp, sinh hoạt…
Năm là, để nhân dân nghe hiểu được chính sách, pháp luật về BHXH,
BHYT; phối hợp UBND các xã, thị trấn để tổ chức phát sóng truyền thanh trên hệ
thông loa đài (hiện phủ đến thôn, xóm) định kỳ hàng tuần, để tuyên truyền và thực
hiện chính sách về BHXH. Hàng năm phải tổ chức hội nghị đánh giá công tác phối
hợp tuyên truyền và thực hiện chính sách về BHXH của năm trước trên địa bàn.
Qua đó ký kết kế hoạch phối hợp tuyên truyền về thực hiện chính sách về BHXH
hàng năm với từng cơ quan ban ngành có liên quan.
Tuy
nhiên, hoạt động tuyên truyền về BHXH trong thời gian vừa qua vẫn còn một số hạn
chế, như: Hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia
BHXH trên địa bàn nhìn chung còn chưa cao, số người tham gia BHXH tăng rất thấp. Số
doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng chưa tham gia còn cao. Công tác tuyên truyền
chưa thực hiện thường xuyên, liên tục… Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà
nước và cơ quan BHXH trong việc thực hiện công
tác thu BHXH, giải quyết chế độ BHXH còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Do đó, cần tập trung thực
hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng tuyên truyền, trong đó, về nội dung: cần
xây dựng kế hoạch và thực hiện tuyên truyền theo theo loại hình, theo nhóm đối
tượng trên cùng một địa bàn có đặc điểm giống nhau về thu nhập, công việc,
trình độ như: DN tư nhân, Hộ kinh doanh cá thể, nhóm tiểu thương buôn bán ở chợ,
nhóm kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, nhóm kinh doanh nhà hàng ăn uống, giải
khát… có thu nhập
khá, ổn định. Tuyên truyền theo từng nhóm là thành viên của các tổ chức chính
trị xã hội. Đồng thời nghiên cứu lập bảng tổng hợp đầy đủ thông tin nhưng ngắn
gọn, dễ hiểu về mức đóng, quyền lợi được hưởng tương ứng để phát trực tiếp cho
đối tượng được tuyên truyền; xây dựng ban hành tài liệu tuyên truyền về BHXH cần
thống nhất trong toàn quốc.
Thứ hai, về hình thức tuyên truyền, cần phải đẩy mạnh bằng nhiều
hình thức đa dạng và phong phú, nhất là các hình thức mang lại hiệu quả cao
như: tổ chức tuyên truyền, đối thoại trực tiếp với với nhân dân, giải đáp ngắn
gọn, dễ hiểu; chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tổ chức các hội
thi với chủ đề “BHXH đảm bảo quyền lợi vững chắc cho người dân”… thông qua hình
thức sân khấu hóa, phối hợp ghi hình, biên tập nội dung cuộc thi để phát sóng trên
Đài phát thanh, truyền hình huyện, trên hệ thống loa truyền thanh xã, thị trấn.
Thứ ba, kết hợp lồng ghép phổ biến, tuyên truyền về BHXH với việc
triển khai các chương trình của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. Đặc biệt
hình thành đội ngũ báo cáo viên chuyên đề về BHXH trong và ngoài ngành từ tỉnh
đến cơ sở, tham gia tuyên truyền miệng tại các hội nghị tuyên giáo của huyện;
các hội nghị, giao ban...
|