Thời khắc đáng nhớ
Tết năm nay 32 công dân đang cách ly y tế
tập trung tại Trung tâm Huấn luyện, Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh
(Trung đoàn Bộ binh 991, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) có một cái Tết khác so với những
năm trước. Những người cách ly y tế tập trung ở đây là F1, công dân từ nước
ngoài trở về hoặc liên quan đến các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Dù xa
nhà nhưng với họ Tết vẫn có đầy đủ nhu yếu phẩm, bánh chưng, bát tét, giò chả… Dù
không có mặt bên gia đình lúc giao thừa để giành những lời tốt đẹp nhất chúc mừng
năm mới nhưng họ vẫn trò chuyện, trao đổi với người thân qua hình thức trực tuyến
bằng điện thoại thông qua mạng xã hội.
Anh Nguyễn Đức Thành Lưu, trú tại đường
Phan Đình Phùng, TP.Pleiku cho biết: Tôi làm việc tại tỉnh Ratanakiri, Campuchia,
ngày 10/2, tôi nhập cảnh về nước và được đưa về khu cách ly này, để đảm bảo
công tác phòng dịch bệnh tôi đã khai báo y tế đầy đủ. Mặc dù không được gần gia
đình trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, tuy nhiên vì sức khỏe bản thân,
gia đình và cộng đồng tôi bắt buộc phải vào khu cách ly này. Ở đây thông qua
internet tôi vẫn có thể trò chuyện với gia đình, trong giờ phút giao thừa
thiêng liêng cũng giành những lời chúc tốt đẹp nhất đến người thân. Và gia đình
cũng cho tôi xem không khí đón Tết đầm ấm vui tươi nên tôi rất an tâm khi ở
đây.
Với chị Hồ Thị Như Thủy trú ở đường Nguyễn
Đình Chiểu, TP. Pleiku thì Tết năm nay khác đặc biệt. Chồng chị dương tính với SARS-CoV-2
nên chị và đứa con nhỏ vừa tròn 11 tháng tuổi đã phải vào khu cách ly. “Lúc đầu
nghe tinh chồng dương tính tôi cũng lo lắng, đặc biệt là khi đi cách ly phải
mang theo con nhỏ. Tuy nhiên vào đây được các cán bộ, chiến sĩ và nhân viên y tế
chăm sóc, động viên nên tôi rất yên tâm. Thông qua trò chuyện trực tuyến tôi
cũng biết được sức khỏe của chồng và mọi người trong gia đình. Tôi luôn động
viên anh cố gắng điều trị, thực hiện tốt mọi hướng dẫn của nhân viên y tết để sớm
lành bệnh trở về cùng gia đình. Chị Thủy cho biết thêm: Ấn tượng đến bây giờ và
sẽ không bao giờ quên là ngay đêm đầu tiên khi vừa đến đây lượng người đông,
cán bộ chưa chuẩn bị kịp việc phân loại những ai là F1, F2... nên việc bố trí
ăn ở không thể được ngay. Thấy được điều đó anh Đông cán bộ Quân y của Trung
tâm, nhường ngay chiếc chăn rằng ri cho con tôi đắp đỡ lạnh; lúc đầu khá bối rồi,
anh Đông chấn an “chị yên tâm đây là chăn tôi vừa nhận theo chế độ quân trang của
năm, mới xé bì bóng đó”… Chị nghẹn ngào kể lại…
Hết dịch bố sẽ về…
Đại úy Quân nhân chuyên nghiệp Phạm Duy
Đông - Y sĩ Trung tâm Huấn luyện, Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh là người
mà chị Thủy nhắc, anh cho biết: “Là người lính thời gian ở nhà của tôi ít hơn ở
cơ quan nên vợ, con cũng quen với cảm giác không có bố ở nhà. Chúng tôi đã làm
việc trong khu cách ly từ những ngày đầu năm 2020, khi dịch bệnh bùng phát
triên địa bàn tỉnh do đã có kinh nghiệm trong việc cách ly nên đơn vị đã triển
khai rất nhanh chóng nhiệm vụ của mình. Mấy ngày nay đứa con cứ gọi điện khi
nào bố về đón Tết, tôi chỉ biết cặn dặn vợ chăm sóc con và hứa với con khi nào
hoàn thành xong nhiệm vụ bố sẽ về đón Tết cùng con.

Cán bộ, chiến sĩ Bộ
CHQS tỉnh, gói bánh tặng bà con nhân dân vùng dịch. Ảnh: H.B.
Mặc dù trước đó, Đại úy Lê Thanh Long -
Chính trị viên Đại đội Trinh sát, Phòng Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã hẹn
với gia đình Tết nay sẽ xin phép đơn vị về đón Tết. Thế nhưng vì dịch bệnh bùng
phát anh đã gác lại hạnh phúc của cá nhân mình để bước vào cuộc chiến chống dịch.
“Vợ tôi ở thành phố Pleiku khá gần đơn vị, nhưng vì dịch bệnh bùng phát, chấp
hành mệnh lệnh của cấp trên chúng tôi phải ở lại đơn vị. Con còn nhỏ thường gọi
điện hỏi bố gần về chưa, tôi đành trả lời con cứ yên tâm bố về khi nào cuộc chiến
chống dịch kết thúc. Là những người lính chúng tôi luôn xác định nhiệm vụ của
mình là xa gia đình và sẽ đón Tết muộn.
Để đảm bảo công tác chăm sóc, và giúp đỡ
người dân ở các khu cách ly tập trung, các địa phương, đơn vị đã huy động 407 người thuộc lực lượng quân sự, công an, y
tế vầ sự động hành của 32 tình nguyện viên thực hiện nhiệm vụ tại các khu cách
ly. Cùng với đó, hàng ngàn người thuộc các lực lượng chức năng khác cũng đang tích
cực điều trị bệnh nhân, làm công tác phòng, chống dịch Tết này họ cũng không
sum vầy bên gia đình. Nhiều người trong số họ có gia đình và con thơ, nhưng vì
nhiệm vụ chung họ đã gác lại niềm riêng để vì cái chung vì cuộc chiến chống dịch
của cả nước.
Tại điểm cách ly thuộc Trung tâm Huấn
luyện, Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh Trung đoàn 991, Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh đang có 32 công dân được cách ly. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã bố trí 25 cán
bộ, chiến sĩ làm việc tại khu vực này. Để động viên, chia sẻ những khó khăn với
các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiện vụ tại đây, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tặng
mỗi người một phần quà trị giá 2,5 triệu đồng.
Cán bộ, chiến sĩ Ban
CHQS huyện Phú Thiện, chuẩn bị bữa ăn cho công dân tại khu cách ly Y tế tập
trung. Ảnh: H.B.
Đại tá Huỳnh Việt Dũng - Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó
trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 của Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh cho biết: Gia Lai là một trong 5 tỉnh, thành phố có số nhiễm Covid-19 lớn
nhất cả nước. Tính đến hết ngày 12/02/2021, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 27 ca
dương tính với SARS-CoV-2 tại huyện Ia Pa, Krông Pa, Phú Thiện, thị xã Ayun Pa
và thành phố Pleiku. Vì thế, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh điều động hàng
trăm cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại các khu cách ly, cùng với đó 100%
quân số có mặt tại đơn vị để làm công tác sẵn sàng chiến đấu và phòng chống dịch.
Tết này họ không được về bên gia đình người thân. Chính vì thế chúng tôi tăng
cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng
nêm 100% cán bộ, chiến sĩ yên tâm ở lại đơn vị để thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao. Lực lượng vũ trang tỉnh luôn quyết tâm, đi đầu để cùng với các đơn vị
khác hoàn thành cuộc chiến chống dịch đảm bảo bình yên cho nhân dân./.