An Khê phát huy các giá trị Văn hóa - Lịch sử gắn với văn hóa tinh thần từng bước tạo nền tảng phát triển du lịch bền vững
Thị xã An Khê là cửa ngõ Đông Bắc của Tây Nguyên, nằm
ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Với
địa hình phong phú có sông, có núi, có hồ tự nhiên, đặc biệt là bề dày lịch sử
lâu đời. Trong những năm
qua, công tác gìn giữ các giá trị văn hóa - lịch sử gắn với
văn hóa tinh thần trên địa bàn luôn được quan tâm, chú trọng và phát
huy.
Với nhiều tiềm năng để phát
triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch về lịch sử - văn hóa. An Khê là cái nôi của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, với quần
thể di tích Tây Sơn Thượng đạo gồm 06 cụm và 18 di tích,
đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia vào năm 1991 và còn nhiều di tích có
giá trị khác gắn với phong trào Khởi nghĩa Nông dân Tây Sơn nhưng chưa được khảo
sát, xếp hạng; An Khê cũng
là nơi định cư sớm nhất của người Việt
trên vùng đất Tây
Nguyên với nhiều thiết chế
tín ngưỡng của người Việt, như: Đình, Miếu, Vạn có lịch
sử hàng trăm năm và nhiều thiết chế được triều đình nhà Nguyễn (từ
thời Vua Tự Đức đến Vua Bảo Đại) ban sắc phong. Cùng nhiều công trình tôn giáo như: nhà
thờ, tu viện, thánh thất, chùa, tịnh xá có kiến trúc độc đáo (có ngôi
chùa cổ An Bình đã trên 200 năm tuổi) …và nhiều ngôi nhà cổ có kiến trúc đẹp, tuổi
đời từ 100 - trên 200 năm.
Đặc biệt, từ 2014 - 2018 các nhà khảo
cổ học Nga và Việt Nam đã khai quật, phát
hiện các di chỉ sơ kỳ Đá Cũ ở Rộc
Tưng, xã Xuân An và Gò Đá, phường An Bình, thị xã An Khê. Qua nhiều lần hội thảo
quốc tế, các nhà khoa học xác định: Các di chỉ Sơ kỳ đá cũ An Khê có niên
đại hơn 80 vạn đến 1 triệu năm cách ngày nay, mà chủ nhân của nó là Người
vượn đứng thẳng. Các nhà khoa học đã kết luận: An Khê là một
trong những cái
nôi của nhân loại, quê hương đầu tiên của loài người. Hiện nay di tích này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quan
tâm xếp hạng Di tích cấp tỉnh năm 2018 và đã hoàn thành thủ tục đề nghị cấp thẩm
quyền nâng hạng di tích cấp quốc gia; Cùng với đó, thị xã An Khê có hệ
thống lễ hội phong phú mang bản sắc riêng của vùng đất Tây Sơn Thượng đạo như: Lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa; Lễ cúng Khai Sơn, Lễ
cúng Quý Xuân, Lễ
cúng Quý Thu, Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung, đặc biệt là lễ Hội cầu huê
của người Việt vùng An Khê được tổ chức hàng năm thu hút hàng
vạn lượt người đến dự hội.
Với những tiềm năng có sẵn thị xã đã phối kết hợp
nhiều giải pháp nhằm hướng đến xây dựng những sản phẩm du lịch bền vững du lịch
bền vững như: Tranh thủ các nguồn lực tôn tạo, bảo tồn một số hạng mục thuộc Cụm di tích Lịch sử - Văn hóa An Khê Trường, An Khê Đình, Miếu Xà,…; quy hoạch, mở
rộng diện tích, trùng tu Miếu Xà; nâng cấp trùng tu Dinh Bà (Nhà thờ bà Ya Đố);
Định hướng đầu tư xây dựng ở đây Cụm Văn
hóa - Phù điêu mô tả về Cuộc Khởi nghĩa Nông dân Tây Sơn, để tạo điểm nhấn từ đó gắn với khai thác Cụm di tích Miếu
Xà, núi Hòn Bình, Hòn Nhược, Hòn Tào, Gò Kho - Xóm Ké, Hồ Hòn Cỏ, Chùa Quan
Âm,... hình thành điểm du lịch tổng hợp: vừa du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại
leo núi kết hợp du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh,…
Đối với Di tích Sơ kỳ Đá Cũ thị xã tiếp tục quy
hoạch, kêu gọi đầu tư, khai thác các giá trị khảo cổ về di tích sơ kỳ Đá Cũ, tại
vùng bán đảo khu vực Rộc Tưng, xã Xuân An sử dụng mặt nước Hồ Thủy điện An Khê,
xây dựng nơi đây thành điểm du lịch phức
hợp. Kết hợp du lịch nghiên cứu khảo cổ học với du lịch sinh thái gắn với sản
xuất nông nghiệp công nghệ cao, khu nghỉ dưỡng, vui chơi….Đẩy mạnh công tác sưu tầm các hiện vật nhà
Tây Sơn để bổ sung làm phong phú thêm cho Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo. Sưu tầm
các bài võ thuật cổ truyền, khôi phục Nhạc võ trống trận Tây Sơn để biểu diễn
phục vụ nhu cầu thưởng lãm của khách du lịch.
Cùng
với đó, thị xã đặc biệt chú trọng quan tâm việc xây dựng lập hồ sơ khoa học xếp
hạng di tích các cấp để nâng hạng di tích quốc gia đối với quần thể Di tích
Tây Sơn Thượng đạo, nâng hạng di tích cấp quốc
gia và tiến tới di tích cấp quốc gia đặc biệt đối với di tích Sơ kỳ Đá Cũ An
Khê; đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia đối với bộ Rìu tay sơ kỳ Đá Cũ An Khê.
Cũng như xin phép cấp thẩm quyền thành lập Ban quản lý di tích chung cho tất cả
các di tích đã xếp hạng các cấp để thống nhất quản lý, tạo thuận lợi cho công
tác trùng tu, tôn tạo, giới thiệu quảng bá cho du khách từ đó phát huy, khai
thác phát triển du lịch. Trong đó, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch là cơ quan
thường trực của Ban quản lý tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện.
Tin tưởng rằng, những giá trị lịch sử - văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê
sẽ được phát huy tạo thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn thu hút khách du lịch
đến với An Khê, góp phần nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân, từng bước đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã An Khê nói riêng và của tỉnh nó chung./.
|