Tự hào Việt Nam cả nước tiến ra biển lớn
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự điều hành năng động của Chính phủ, sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, cả dân tộc Việt Nam chung sức đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội năm 2020. Việt Nam đã thực sự bước ra biển lớn, được cả thế giới ngưỡng mộ, kính nể không chỉ chiến thắng dịch Covid-19 và nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ miền Trung; mà còn bình ổn đất nước với tốc độ phát triển kinh tế đáng kinh ngạc trong tầm mắt thế giới. Đón Xuân Tân sửu, hơn 95 triệu người dân đất Việt vững niềm tin vào Đảng quang vinh, cả dân tộc tự hào vững bước tiến ra biển lớn.
Chiến thắng dịch bệnh
Những tờ lịch cuối cùng của năm Canh Tý đã dần vơi cạn, cũng là lúc
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào nhiệm vụ quan trọng đặc biệt - Đại
hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam.
Nhìn lại năm 2020- một năm được coi là “khó khăn chồng khó khăn, gian
nguy chồng khốn khó”. Cả dân tộc đối mặt với hai loại “giặc” vô hình từ “trên
trời” họa xuống là dịch Covid-19 và bão lũ miền Trung. Có thể nói trong lịch sử
kiến thiết đất nước kể từ sau giải phóng mùa Xuân năm 1975, năm 2020 là năm
“bất lợi” nhất của nước Việt.
Ngược dòng thời gian, trước thềm xuân Canh Tý - 2020, dịch Covid-19 bắt
đầu xuất hiện ở Vũ Hán Trung Quốc, sau đó lan rộng ra toàn cầu. Việt Nam là đất nước có cùng đường biên giới trên bộ
với Trung Hoa, cũng là đất nước “núi liền núi, sông liền sông” với Trung Quốc,
nên dịch Covid-19 nhanh chóng lan vào Việt Nam là khách quan không tránh khỏi.
Trước tác hại của dịch covid-19 có nguy cơ lan rộng toàn cầu, Đảng cộng
sản Việt Nam đã kịp thời lãnh đạo, Chính phủ Việt Nam đã khẩn trương vào cuộc,
chỉ đạo các bộ ngành, tỉnh, thành và toàn dân tộc chung tay chống “giặc
covid-19”. Sức lây lan nhanh chóng của loại “virut giết người không giao” từ ca
nhiễm đầu tiên ở huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc đến nhiều tỉnh thành trong cả
nước chỉ trong thời gian chưa đầy 2 tháng, cũng đồng nghĩa với mức độ nguy hiểm
đe dọa đến sức khỏe cộng đồng rất khốc liệt. Để “chặn đứng” dịch lây lan diện
rộng, Chính phủ Việt Nam
đã vào cuộc, chỉ đạo các bộ, ngành, nhân dân chống “giặc covid-19”. Bộ y tế và
Bộ Quốc phòng là hai lực lược chủ yếu trên tuyến đầu chống dịch.
Hàng trăm bác sĩ tạm biệt gia đình người thân vào khu cách ly chăm sóc
người bệnh cả tháng không về nhà. Hàng ngàn cán bộ chiến sĩ quân đội ở biên ải
xa xôi như bộ đội Biên Phòng Đồn Hoành
Mô (Quảng Ninh), Lý Vạn (Cao Bằng), Thanh Hoá, Nghệ An, Sóc Trăng, An Giang, Hà
Giang… đã âm thầm “ăn trên bờ suối, ngủ
giữa rừng sâu, tuần tra trên đỉnh núi” để “chặn” những người nhập cư trái phép
ở đường mòn lối mở. Đó là những chiến sĩ dũng cảm nhất không sợ gian khổ và sẵn
sàng hi sinh vì sức khoẻ cộng đồng, vì dân tộc không có thêm người lây nhiễm,
dù họ khoác áo blu trắng hay màu áo quân nhân giữa núi thẳm, rừng sâu; tận rẻo
cao hay xa xôi ngoài hải đảo.
Trước diễn biến phức tạp và có nguy cơ đe doạ sự sống cộng đồng, ngày
17/3/2020, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư kêu gọi toàn dân
chống dịch Covid-19. “Những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là dịp để mỗi người
chúng ta thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết “đồng thanh tương
ứng, đồng khí tượng cầu”, tô điểm cho bản lĩnh khí chất của con người Việt Nam”.
Bức thư ấy là sự truyền lửa tinh thần cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Ngay sau đó, ngày 30/3/2020,
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân đoàn kết một lòng chống dịch Covid-19. Lời kêu gọi có đoạn: “Nhân
dân ta có truyền thống yêu nước, mỗi khi đất nước gặp khó khăn, truyền thống ấy
lại nhân lên gấp bội. Với tinh thân coi sức khỏe tính mạng con người là trên
hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở
nước ngoài hãy đồng lòng thống nhất ý chí và hành động. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”.
Đáp lời kêu gọi của người đứng đầu đất nước, cả dân tộc bước vào “cuộc
chiến đấu mới”- cuộc chiến nguy hiểm cam go chẳng khác gì thời chiến trận. Chỉ
khác cuộc chiến này không có đạn bom. Kẻ thù không phải trên chiến trường mà
“vô hình” ẩn nấp ở mọi lúc, mọi nơi, mọi bề mặt, mọi đời sống của xã hội. Với
tinh thần “chống dịch như chống giặc”, cả dân tộc “vững tâm, bền trí, chủ động,
kiên cường, sáng tạo”, từng bước khoanh vùng, khống chế dịch Covid-19 không để
lan rộng trong cộng đồng
Ở giai đoạn 1 của cuộc chống dịch, Việt Nam không ghi nhận ca tử vong,
trong khi đó các nước tiên tiến trên thế giới có nền y học hiện đại như Pháp,
Mỹ, Đức số ca tử vong ngày càng nhiều, người nhiễm ngày càng tăng cao.
Ở giai đoạn 2 khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, một lần nữa toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân bước vào “cuộc chiến đấu” thầm lặng “khốc liệt” mới.
Trong giai đoạn này, mặc dù Việt Nam đã có kinh nghiệm chống dịch “vững tâm,
bền trí”, “đi từng ngõ gõ từng nhà, khống chế từng đối tượng”, song vẫn không
tránh khỏi sự lây lan trong cộng đồng trên diện rộng. Dĩ nhiên, Việt Nam cũng
nhanh chóng dập những ổ dịch có sức “lây nhanh, phát rộng” như ở Bệnh Viện Bạch
Mai (Hà Nội), Hội An, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Số người tử vong ở giai đoạn
hai lên tới 35 người nhưng chủ yếu có bệnh nền từ trước…
Vượt
qua thiên tai
Năm 2020 là năm Việt Nam bị bão lũ hành hoành khốc liệt
nhất. Chỉ tính riêng giải đất miền Trung, đã có hàng chục ngàn ngôi nhà, vườn
tược ngập chìm trong biển nước, bão lũ phá huỷ nhiều đường sá, cầu cống, công
trình dân sinh. Sự thiệt hại về kinh tế đã vô cùng lớn lao, nhưng sự thiệt
hại về con người thì không gì bù đắp được.
Trong cuộc chiến chống “giặc lũ”, sự hi sinh anh dũng của 13 cán bộ
chiến sĩ của Quân khu 4 ở Thuỷ điện Rào Trăng (Huế), và 22 cán bộ chiến sĩ ở
Núi Tạc Quảng Trị là biểu tượng của đức hi sinh quên mình vì nhân dân của bộ
đội Cụ Hồ, là bản chất của tinh thần nhân ái “thương người như thể thương
thân”, “sẵn sàng hi sinh cứu dân trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Dẫu cả dân tộc
không bao giờ quên đức hi sinh quên mình của những người lính Quân khu 4 đã anh
dũng hi sinh trong lúc hành quân cứu dân, song nỗi đau thương gia đình, thân
nhân các liệt sĩ đang gánh chịu quá lớn.
Trước nỗi đau mất mát của người dân miền Trung, một lần nữa Chính phủ
Việt Nam
lại đồng hành cùng nhân dân vùng lũ. 4.000 tấn gạo (đợt 1) được xuất cho ba
tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Bình Định, 6.500 tấn gạo (đợt 2) được xuất cho bốn
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam là thể hiện của một Chính
phủ thương dân, đứng về phía nhân dân trong bất kỳ khó khăn gian khổ nào.
Với tinh thần “không bỏ ai ở lại phía sau”, Ủy ban mặt trận Tổ quốc
Việt Nam đã kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước hướng về
miền Trung ruột thịt để sẻ chia gian khổ bằng tất yêu thương, đùm bọc. Hàng
ngàn tổ chức, doanh nghiệp; hàng triệu
doanh nhân, cá nhân; từ già tới trẻ, không phân biệt đẳng cấp tôn giáo,
thành phần; tất cả đều chung tay góp tiền, cho gạo, nấu bánh chưng, thu quần áo
gửi ra đồng bào miền Trung. Điển hình trong hàng ngàn hàng vạn tấm lòng nhân ái
ấy, phải nói đến nữ ca sĩ Thủy Tiên, Phương Thanh, nghệ sĩ Hoài Linh. Điều làm
thế giới ngưỡng mộ, tôn vinh Việt Nam vượt lên trên những “đồng tiền, bát gạo”,
là làn sóng đoàn kết, nhân ái giúp đồng bào ruột thịt khi hoạn nạn. Và chỉ ngần
ấy thôi cũng đủ nói lên rằng dân tộc Việt Nam có một sức mạnh phi thường- đó
là sức mạnh toàn dân, sức mạnh từ lòng nhân dân.
Đẩy
lùi tham nhũng
Nhìn lại năm Canh Tý 2020, hơn 95 triệu người dân Việt Nam hoàn toàn
tâm phục khẩu phục kết quả phòng chống tham nhũng của nước nhà.
Với nguyên tắc “không chừa một ai”, “không có vùng cấm”, những vụ án
“cộm cán”, những quan tham từng giữ “chức rộng quyền cao” trong các bộ, ngành,
và cả những người từng giữ chức là Ủy viên Bộ Chính trị cũng được nghiêm trị.
Ánh sáng, lẽ phải và công đường pháp luật đã nghiêm trị những kẻ “đục nước béo
cò”, “leo cao chui sâu”, “lợi ích nhóm”, “cục bộ, phè phái”, “vét của công, bỏ
túi tư”, “lũng đoạn công quyền, sách nhiễu nhân dân”. Dưới thanh bảo kiếm
nghiêm minh của phép nước, những kẻ phạm tội được cơ quan tố tụng, hành pháp xử
nghiêm minh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tất cả các vụ án được xử trong
năm 2020 được nhân dân cả nước nức lòng ủng hộ, đó cũng là củng cố niềm tin
vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, mà người đứng đầu đất
nước “khơi lò” quyết liệt trong cuộc chống tham nhũng này là Tổng Bí thư- Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng đáng kính.
Nhân
niềm vui mới
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng ta diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2021 trong điều kiện hoàn
cảnh đất nước có diễn biến bệnh dịch Covid-19 nhiều phức tạp, hậu quả của bão
lũ đồng bào miền Trung còn nặng nề, nạn tham nhũng chưa chấm dứt, các thế lực
thù địch ráo riết chống phá cách mạng. Song, với thế và lực mới, nhất định Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sẽ thành công tốt đẹp.
Đón Xuân Tân Sửu - 2021, hơn 95 triệu
dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc có quyền tự hào và hãnh diện về một Việt Nam
hòa bình, ổn định, hùng cường và ngày càng phát triển bền vững. Từ trái tim của
mỗi người dân Việt nhân lên niềm vui mới- niềm vui của sự tin tưởng vào đất
nước đổi mới, một Chính phủ kiến tạo, một nhà nước của dân do dân và vì dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam chân chính.
Đón xuân Tân Sửu 2021 đồng nghĩa với nhân lên niềm tự hào Việt Nam -
niềm tự hào của cả nước tiến ra biển lớn./.
|