Tác động tích cực từ thay đổi mức chi trả dịch vụ môi trường rừng trong bảo vệ và phát triển rừng
Trong 7 năm qua, tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thu được toàn tỉnh đạt gần 444,5 tỷ đồng, bình quân 1 năm thu được 63,5 tỷ đồng. So sánh tiền dịch vụ môi trường rừng với tổng đầu tư ngân sách Nhà nước cho quản lý bảo vệ rừng trong năm chiếm khoảng 41,26%. Có thể nói, đây là nguồn thu tài chính ổn định, bền vững và có khả năng tăng lên do khai thác các dịch vụ môi trường rừng, góp phần bổ sung nguồn lực tài chính, giảm gánh nặng cho ngân sách địa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững của địa phương.
Cả cộng đồng vào cuộc
Đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, làng Kon Hleng xã Kon Pne lại tổ chức họp toàn thể dân làng để bàn chuyện giữ rừng. 125
hộ dân là người Bahnar tham dự rất nghiêm túc. Nội dung cuộc họp, ngoài việc
truyên truyền, thông báo một số quy định, chính sách mới về công tác quản lý
bảo vệ rừng của Nhà nước thì Tổ trưởng tổ quản lý bảo vệ rừng sẽ công khai bình
xét việc ghi công, chấm điểm cho các hộ tham gia quản lý bảo vệ rừng trong
tháng. Trên cơ sở đó Tổ trưởng sẽ chốt danh sách nhân ngày công với số tiền
được nhận từ nguồn quỹ chi trả dịch vụ
môi trường rừng cho các hộ tham gia để chi trả trực tiếp cho bà con. Bình
quân mỗi hộ dân ở KonPne nhận quản lý bảo vệ hơn 7 ha rừng. Số tiền mỗi hộ được
nhận thông qua quỹ hỗ trợ phát triển rừng từ 4 đến 5 triệu đồng /một năm, có hộ
được nhận trên 6 triệu đồng do tích cực tham gia hoạt động của các tổ, đội quản
lý bảo vệ rừng, đây cũng là nguồn thu đáng kể
cải thiện cuộc sống sinh hoạt của các hộ dân nơi đây.
Anh
Đinh A Phir ở làng Kon HLeng cho biết: “Vào
dịp cuối năm, để có nguồn kinh phí tổ chức vui Xuân đón Tết, Đội quản lý
bảo vệ rừng của các làng tự tổ chức họp thống nhất trích nộp một phần ngày công tham gia quản lý
bảo vệ rừng đóng góp cho quỹ làng đón tết. Số tiền còn lại của quỹ làng được sử
dụng mua sắm bộ cồng chiêng phục vụ cho các lễ hội”.
Tại xã Ia Tul huyện Ia Pa, 6 cộng đồng
làng, 660 hộ dân của xã nhận khoán quản lý bảo vệ hơn 7 ngàn ha rừng đã thực sự
đạt được hiệu quả hơn cả mong đợi. Nhiều năm liền, trên diện tích rừng bà con
nhận ký hợp đồng quản lý bảo vệ với chính quyền xã thông qua việc thực hiện chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng không để xảy ra các vụ mất rừng, phá rừng
đáng kể nào. Có thêm việc làm hữu ích, thêm thu nhập, bình quân mỗi hộ được
nhận từ 3 đến 5 triệu đồng mỗi năm, ý thức giữ rừng của người dân được nâng
lên,an ninh chính tri, trật tự xã hội được giữ vững,trách nhiệm của chính quyền
địa phương cũng được nâng cao. Hầu hết các thanh niên, người lớn trong làng đều
có ý thức tham gia rất tích cực công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương. Số
tiền bà con nhận được cũng giúp cải thiện cuộc sống. Làng cũng dành một khoản
trích ra cho các hộ nghèo vay không tính lãi để trồng mỳ, bắp, nuôi bò, sau đó
chuyển cho hộ khác vay phát triển sản xuất. Không chỉ với chính quyền địa phương, vai trò của chủ
rừng là các Công ty lâm nghiệp TNHHMTV, các Ban Quản lý rừng phòng hộ cũng giữ
một trọng trách hết sức quan trọng. Thông qua quy chế phối hợp được ký kết định
kỳ hàng năm giữa các đơn vị này với chính quyền địa phương và trực tiếp đến các
hộ dân sống gần rừng là việc làm hết sức cần thiết. Đây không chỉ là giải pháp
tình thế để xử lý tình huống khi có các vụ cháy rừng, xâm hại rừng xảy ra mà
còn là sự phối hợp lâu dài, thường xuyên, nhịp nhàng trong công tác quản lý,
bảo vệ rừng bền vững thông qua công tác tuyên truyền thường xuyên, nhằm nâng
cao ý thức, trách nhiệm của người dân và cả cộng đồng. Nhờ cách làm này mà tại
xã Hra- huyện Mang Yang, khu vực đèo Mang Yang, những năm trước và sau giải
phóng được nhiều người biết đến và được
mệnh danh là “đèo lửa” bởi khó có thể diễn tả hết được sự khô cằn, hoang tàn do
hậu quả chiến tranh để lại. Vậy mà sau những năm 90 trở lại đây, nhất là khi có
sự tham gia tác động tích cực của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, nơi đây đã
hoàn toàn thay da đổi thịt, là màu xanh bạt ngàn nơi cửa ngõ phía Đông của tỉnh
Gia lai. Không chỉ xóa sạch dấu vết chiến tranh, xóa sạch những bãi đất trống
đồi trọc, bức tranh toàn cảnh của đại ngàn vẫn mỗi ngày được tô thắm bởi sự
chung tay của chính quyền địa phương, của chủ rừng và người dân trực tiếp tham
gia quản lý bảo vệ rừng ở đây.
Hiệu
quả tác động từ chính sách đúng
Qua 7 năm triển khai thực hiện chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đạt
được nhiều kết quả, hiệu ứng tích cực. Dễ thấy nhất, đó là hiệu quả trong việc
xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng hàng năm. Tổng số tiền chi trả
DVMTR thu được toàn tỉnh trong 7 năm qua đạt gần
444,5 tỷ đồng, bình quân 1 năm thu được 63,5 tỷ đồng. So sánh tiền DVMTR với
tổng đầu tư ngân sách nhà nước cho quản lý bảo vệ rừng trong năm chiếm khoảng
41,26% so với tổng chi; có thể nói, đây là nguồn thu tài chính ổn định, bền
vững và có khả năng tăng lên do khai thác các DVMTR, góp phần bổ sung nguồn lực
tài chính, từng bước đáp ứng và phục vụ nhu cầu xã hội hóa công tác bảo vệ và
phát triển rừng bền vững của địa phương. Hiệu quả thì đã thấy rõ, nhưng nó còn
được nhân lên khi năm 2016 Chính phủ ban hành Nghị định số 147/2016/NĐ-CP (Nghị
định 147) sửa đổi, bổ sung một số điều
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24-9-2010 về chính sách chi trả DVMTR, là căn
cứ quan trọng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trước đó. Qua đó, nguồn lực tài
chính cho quản lý bảo vệ rừng được bổ sung thêm, người dân, đặc biệt đồng bào
dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng được hưởng lợi nhiều hơn từ chính sách
chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Văn Thưởng – Phó giám đốc Quỹ bảo
vệ và phát triển rừng tỉnh Gia lai khẳng định: Con số hơn 10 ngìn người cùng
tham gia quản lý bảo vệ 495.894 ha qua đánh giá hàng năm rất hiệu quả. Sự tác
động của quỹ có tác động rất rõ rệt, chủ rừng tăng thêm trách nhiệm, người dân
nâng cao ý thức, có thêm thu nhập, cải thiện đời sống, càng gắn bó với rừng,
yêu rừng hơn. Kết quả là ở những nơi được hưởng lợi từ chính sách này nhiều năm
qua giữ rừng ở những nơi bà con nhận khoán quản lý bảo vệ rất tốt, hầu như rất
hạn chế mức thấp nhất những vụ phá rừng, xâm hại rừng xảy ra. Qua 7 năm thực hiện trên
địa bàn, hầu hết các cơ sở thủy điện, kinh doanh nước sạch đã chấp hành
tốt viêc kê khai và nộp tiền DVMTR vào
Quỹ theo quy định của nhà nước. Có thể khẳng định
rằng, với
nguồn tài chính thu từ cung cấp DVMTR tăng lên, đã tạo
điều kiện nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, tạo động lực
cho người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức xã hội, tạo sự đồng thuận trong thực hiện chính sách chi trả
DVMTR; đây cũng là tiền đề quan trọng để
Gia Lai ngày càng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ nguồn tài nguyên rừng
quý giá do thiên nhiên ban tặng ./.
|