Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông chăm lo đời sống công nhân người đồng bào dân tộc thiểu số
Tôi gặp chị Kpă Bem người dân tộc Gia Rai, là công nhân cạo mủ Đội 13, Nông trường Suối Mơ, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông (thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, đứng chân trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) khi chị vừa từ vườn cây trở về.
|
|
Nhà máy chế biến mủ CS, công suất 7000 tấn/ năm |
Từ một công nhân tập sự nhưng nhờ chịu khó học hỏi Kpă Bem đã vươn lên trở thành thợ cạo bật cao, được công nhận là “Bàn tay vàng” cấp công ty qua các kỳ thi cạo mủ. Và, với thành tích cạo vượt khoán hơn 7 tấn mủ trên diện tích cao su nhận khoán là 3 ha, chị là một trong hai công nhân người dân tộc thiểu số, cùng với 35 cán bộ, công nhân có nhiều thành tích được công ty cho đi tham quan hai nước Trung Quốc và Ma-lai-xi-a vào năm 2006 vừa qua. Dù đã cách đây gần ba năm nhưng khi kể về chuyến đi, Bem vẫn không giấu được niềm vui, Bem bảo: Thú thật, đến các địa phương trong tỉnh em cũng mấy khi đi và đã biết hết đâu, vậy mà được đi ra nước ngoài đến cả đời em cũng không mơ nổi. Em thật sự biết ơn lãnh đạo công ty, vì không có sự quan tâm này cuộc sống của người dân tộc thiểu số như chúng em khó mà được mở rộng tầm nhìn với mọi người...Nói thêm chuyện này, đồng chí Phan Sỹ Bình, giám đốc công ty cho biết: Đây là chủ trương của công ty từ năm 2006, mọi chi phí do công ty đài thọ và còn hỗ trợ tiền chi tiêu cá nhân cho mỗi người được đi là hai triệu đồng. Chúng tôi sẽ duy trì hình thức này nhằm động viên, khuyến khích cán bộ công nhân làm việc tích cực đạt năng suất chất lượng, hiệu quả cao. Chúng tôi cũng qui định, nếu đạt chất lượng và vượt mức chỉ tiêu giao khoán thì được tham quan trong nước, vượt ở mức cao hơn 2 tấn/ ha sẽ được tạo điều kiện đi tham quan nước ngoài như Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Xin- ga-po..
Qua tìm hiểu chúng tôi còn được biết: Công ty còn là một trong những đơn vị đi đầu của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt
Nam về áp dụng hình thức khoán mới. Từ năm 2005, với hình thức giao khoán vườn cây kiến thiết và thu mua sản lượng mủ vượt khoán giá cao (17.000 đồng/kg vượt khoán) không chỉ khuyến khích công nhân tự bỏ vốn đầu tư cho vườn cây, gắn kết trách nhiệm, mà còn tạo điều kiện để công nhân tăng thêm thu nhập nâng cao đời sống. Hiện công ty có 3.100 CBCNV, cơ bản có thu nhập ổn định với mức lương 7,3 triệu đồng/ tháng/ người. Ngoài thu nhập bằng tiền lương, công nhân còn có nguồn thu nhập thêm từ
phát triển kinh tế phụ trên cơ sở tạo điều kiện của Công ty, hiện cĩ 15% hộ giu với mức thu nhập 80 triệu đồng/ năm; 30 % hộ kh cĩ mức thu nhập bình qun 50 triệu đồng/ năm; cá biệt có những gia đình do biết cách làm ăn và mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu đã có thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng/ năm. Đáng kể hơn, trong số gần 1.231 người dân tộc thiểu số tại chỗ được tuyển dụng vào làm công nhân và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ được Công ty tạo điều kiện nhận
khóan chăm sóc vườn cây, không chỉ đời sống được đảm bảo, vượt qua đói nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Công ty còn tạo mọi điều kiện để công nhân là con em đồng bào được học tập tiến bộ, được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật; đã có 12 công nhân được kết nạp vào Đảng, nhiều người được đề bạt giữ các chức vụ trong bộ máy quản lý ở các nông trường, tổ, đội sản xuất như KPă Thít, giám đốc Nông trường Suối Mơ; Kpă Hyơl, từ công nhân trở thành cán bộ kỹ thuật; nhiều người trở thành những thợ cạo mủ lành nghề, nhiều năm liền đạt danh hiệu "Bàn tay vàng" cấp Công ty..mà theo như đồng chí Phan Sỹ Bình, giám đốc Công ty, thì đó chính là điều kiện và cơ hội để cho ho, về lâu dài sẽ trở thành một thế hệ công nhân mới- những người chủ thực sự, biết nắm bắt những công nghệ mới, khoa học kỹ thuật, biết làm giàu ngay chính trên mảnh đất quê hương mình. Có lẽ rất tâm đắt với vấn đề này, giám đốc Phan Sỹ Bình tâm sự: "Với đặt thù của Gia Lai nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung, vận động người trong độ tuổi lao động, nhất là thanh niên, các gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân, nhận khoán vườn cây, phát triển cao su tiểu điền, cà phê... cũng có nghĩa là vận động đồng bào thay đổi cách nghĩ, cách làm; thay đổi tập quán làm ăn theo kiểu
"đi muộn về sớm” vốn đã ăn sâu vào tiềm thức, bằng một cách thức làm ăn mới có tổ chức, có kỷ luật và kỹ thuật theo một qui trình nghiêm ngặt. Do vậy, việc ưu tiên tuyển dụng, tổ chức và tạo diều kiện để bà con làm ăn theo chủ trương này còn mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc..."
Hơn 35 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông đã có trong tay một khối lượng tài sản đáng kể: Hiện công ty có 8.261 ha cao su, trong đó có 5.432 ha đã đưa vào khai thác với tổng sản lượng hơn 7.100 tấn mủ, 123 ha cà phê đã cho thu hoạch với năng suất bình quân 4 tấn/ ha. Cơ cấu tổ chức công ty theo đó cũng không ngừng hoàn thiện, phát triển với năm nông trường, ba nh máy gồm: Nhà máy chế biến mủ cao su công suất 6.000-7.500 tấn/ năm, nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh 5.000 tấn/ năm, nhà máy chế biến gỗ cao su và rừng trồng công suất 6.000 m3/năm. Nhờ áp dụng các tiến bộ KH-KT vào chăm sóc, khai thác vườn cây, nên hiệu quả SXKD của Công ty những năm qua đều đạt khá cao. Chỉ tính trong 10 năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân đều đạt doanh thu và lợi nhuận hàng năm đều tăng, riêng trong năm 2011, là năm đạt thành tích cao nhất với tổng sản lượng mủ cao su sản xuất là 7.150 tấn qui khô, tổng doanh thu đạt 654,5 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ cao su là 593,4 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 221,5 tỷ đồng (riêng cao su đạt 210,5 tỷ đồng), hàng năm Công ty đều thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Với những thành tích đạt được trong SXKD, tham gia công tác xã hội, đóng góp vào việc giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn đứng chân và các mặt công tác khác, Công ty được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quí cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc. Đặc biệt, năm 2005 Công ty vinh dự
được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. |