BHXH huyện Phú Thiện hết lòng phục vụ nhân dân
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta, góp phần vào sự tiến bộ của xã hội, bảo đảm ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, Luật BHXH, Luật BHYT có nhiều sửa đổi bổ sung với nhiều quy định mới, theo đó, nhiều nghiệp vụ của ngành phát sinh, nhiều đơn vị sử dụng lao động, người lao động và người dân chưa nắm bắt được các quy định sửa đổi bổ sung... Nhưng với sự vào cuộc một cách quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác BHXH, BHYT đã đạt được kết quả khá toàn diện trên tất cả các mặt.
Cán bộ, viên chức BHXH huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Ảnh: B.H.
Thực hiện Nghị quyết 21/NQ-TW ngày
22/11/2012 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2012 - 2020”, thời
gian qua, BHXH huyện Phú Thiện đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối
kết hợp với các ngành trong việc thực hiện tốt nghị quyết trên, góp phần phát
triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính
theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính
sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), nâng cao đạo đức công vụ, chuyên
môn nghiệp vụ và chất lượng phục vụ.
Tính đến nay, tổng số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN là 76.963 người,
đạt 100,1% kế hoạch được giao, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó,
phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tăng 85% so với cùng kỳ năm 2019;
tỷ lệ bao phủ BHYT là 96,3%, cao hơn so với chỉ tiêu Chính phủ giao (94,7%).
Đối với công tác thu BHXH, BHYT, BHTN cũng đạt được nhiều thành tích đáng ghi
nhận. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN là 90,686 tỷ đồng, đạt trên 90,8% kế hoạch
được giao, tăng 0,01% so với số thu cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt, chỉ tiêu nợ
BHXH, BHYT, BHTN luôn đạt dưới mức kế hoạch giao và giảm dần hàng năm. Việc xét
duyệt hồ sơ hưởng chế độ luôn kịp thời, đúng quy định, đảm bảo quyền lợi
đối tượng hưởng, không tồn đọng, sai sót, nhầm lẫn. BHXH huyện cũng tăng cường
rà soát, kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với dữ liệu quản lý đối tượng tập trung để
phòng ngừa, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lạm dụng các chế độ BHXH.
Đặc biệt, trong thời gian qua, BHXH huyện Phú Thiện luôn quan tâm
đến công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; duy trì
tốt việc bảo đảm kỷ cương hành chính, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần, thái
độ phục vụ, trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động trong công
việc theo tinh thần chỉ đạo của ngành và của tỉnh. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin được đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công việc. Công tác thông
tin, truyền thông được triển khai thực hiện có hiệu quả. Nội dung, hình thức
truyền thông đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, qua đó góp
phần quan trọng vào việc chuyển biến nhận thức của xã hội, phát triển đối tượng
tham gia và thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT. Song song với những kết quả đạt được,
việc đánh giá cán bộ
viên chức ngành BHXH là khâu khó khăn phức tạp, là khâu yếu nhất trong công tác
quản lý cán bộ, viên chức hiện nay, do đó cũng gặp không ít những khó khăn,
thách thức.
Việc đánh giá viên chức còn
chưa phản ánh sát thực về phẩm chất, năng lực của viên chức, công tác đánh giá
viên chức còn chưa được coi trọng, chưa phát huy được vai trò của nó, còn mang
nặng tính hình thức, hiệu quả không cao.
Tiêu chí đánh giá một số bộ
phận chuyên môn thiên về định tính, chưa thật sự khoa học, vì thế công tác đánh
giá còn cảm tính, chưa chính xác. Bảo hiểm xã hội là ngành phục vụ, tuy nhiên
nhân dân vẫn chưa là chủ thể tham gia vào quá trình đánh giá viên chức, chưa
thu hút được sự quan tâm của tổ chức cá nhân ngoài ngành tham gia. Khi viên
chức lãnh đạo kiểm điểm trước tập thể, nhân viên cấp dưới không dám chỉ ra
những khuyết điểm hạn chế của cấp trên, mà thường có biểu hiện ủng hộ thái quá,
thống nhất ưu điểm, còn nể nang, ngại va chạm, sợ trù dập. Tiêu chí đánh giá
viên chức lãnh đạo còn chung chung, chưa cụ thể. Đội ngũ viên chức trẻ còn ngại
va chạm, e dè, ngại phát biểu ý kiến, chưa trung thực trong nhận xét đánh giá
đồng nghiệp, đặc biệt đối với viên chức quản lý.
Nhận diện được
thách thức phía trước, để thực hiện các mục tiêu của các Nghị quyết, năm 2020
và những năm tiếp theo, BHXH huyện Phú Thiện tập trung vào một số nhiệm vụ và
giải pháp trọng tâm nhằm góp phần làm tăng trưởng và phát triển vững chắc chính
sách BHXH của Đảng và Nhà nước, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền được an sinh xã
hội của mỗi công dân, nâng cao chất lượng đánh giá viên chức hàng năm, nâng cao
chất lượng chuyên môn, đạo đức công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán
bộ viên chức, người lao động, hết long phục vụ nhân dân. Cụ thể như sau:
Một
là, tăng
cường đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy chi bộ, trước hết cấp ủy chi bộ Bảo hiểm
xã hội cần nhận thức sâu sắc quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà
nước, của Ngành về công tác cán bộ, đổi mới mạnh mẽ và tạo bước đột phá trong
công tác cán bộ. Cấp ủy phải lãnh đạo tốt công tác đánh giá phân loại đảng
viên, viên chức hàng năm nhằm làm cho công tác đánh giá, phân loại thực hiện
đúng mục tiêu, ý nghĩa, đánh giá thực chất năng lực, phẩm chất đạo đức viên
chức đấu tranh loại bỏ những viên chức yếu kém về năng lực, thiếu tinh thần
trách nhiệm… hướng đến xây dựng đội ngũ viên chức BHXH vững mạnh.
Hai
là, xây
dựng, góp ý bổ sung và hoàn thiện quy chế đánh giá viên chức của ngành Bảo hiểm
xã hội, đẩy mạnh cải cách hành chính trong cơ quan và góp ý xây dựng cụ thể hóa bộ tiêu chí đánh giá viên chức theo
hướng xác định cụ thể công việc, từng vị trí việc làm; đặc biệt đối với viên chức
lãnh đạo bảo đảm lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được
giao làm thước đo chủ yếu để đánh giá phẩm chất, năng lực của viên chức. Phương
thức đánh giá cần được bổ sung là cách thức xử lý thỏa đáng tình huống bất ngờ
và những giải pháp sáng tạo trong giải quyết công việc.
Ba
là, tiếp
tục nâng cao chất lượng quá trình tổ
chức thực hiện đánh giá viên chức, thực
hiện đánh giá, phân loại viên chức dựa trên hiệu quả công việc. Bảo đảm tính
công bằng trong đánh giá, không đánh đồng và đồng nhất kết quả đánh giá giữa
các đối tượng viên chức giữ vị trí nhiệm vụ khác nhau và giữa các viên chức
chuyên môn với viên chức giữ vị trí lãnh đạo.Lãnh
đạo quán triệt viên chức trong cơ quan khi đánh giá viên chức không chỉ xem xét
cá nhân trong một thời điểm, một thời gian ngắn mà phải xem xét trong cả quá
trình để thấy được sự chuyển biến của từng cá nhân; phải kết hợp theo dõi
thường xuyên hằng quý với đánh giá định kỳ 6 tháng, 1 năm. Đề cao trách nhiệm
người đứng đầu trong công tác đánh giá viên chức. Ngoài ra, để đánh giá viên
chức một cách chất lượng, hiệu quả, lãnh đạo BHXH huyện Phú Thiện cần phải dựa
trên trình độ hiện có của từng viên chức, ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học công nghệ, yêu cầu viên chức phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
theo tiêu chuẩn chức danh và cả kiến thức pháp luật, quản lý hành chính nhà
nước, lý luận chính trị, tin học, ... mới hoàn thành nhiệm vụ được giao, vì vậy
cần sử dụng căn cứ này để đánh giá viên chức ngành BHXH, đây là một trong những
biện pháp để quản lý và xây dựng đội ngũ viên chức chính quy, chuyên nghiệp góp
phần nâng cao hiệu quả cải cách bộ máy nhà nước.
Bốn
là, nâng cao vai trò của người đứng đầu, Bí
thư chi bộ BHXH phải là tấm gương về đạo đức, lối sống và tác phong công tác,
tấm gương về phẩm chất, năng lực để đảng viên noi theo. Người đứng đầu cấp ủy
cơ quan còn là đầu mối tổ chức triển khai mọi hoạt động của chi bộ, cơ quan
theo nghị quyết của chi bộ. Trách nhiệm cá nhân người đứng đầu rất lớn quyết
định mọi thành bại trong quá trình hoạt động phát triển của cơ quan. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh
giá, phân loại viên chức. Do nhiều nguyên
nhân khác nhau sẽ không thể tránh khỏi hiện tượng tiêu cực trong đánh giá như:
đánh giá, nhận xét mang thành kiến cá nhân; tư tưởng cục bộ, kéo bè, kéo cánh…
Thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo quy hoạch ở các ngành,
các cấp; khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín". Thực hiện tốt vấn đề này sẽ
tạo động lực để những viên chức có phẩm
chất và năng lực thực sự cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển ngành
BHXH. Nâng cao tình thần phê
bình và tự phê bình của mỗi cá nhân; cá nhân biết nhìn thấy khuyết điểm, hạn
chế của bản thân để có phương pháp, kế hoạch khắc phục những hạn chế, chính
điều đó viên chức dần trưởng thành hơn trong quá trình công tác.
Đảng
và Nhà nước ta luôn luôn
quan tâm đến công tác cán bộ và xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm
vụ đặc biệt quan trọng, quan tâm
đến chính sách an sinh xã hội nói chung, chính sách BHXH nói riêng và chất
lượng phục vụ nhân dân. Do đó, đối với tập thể viên chức BHXH huyện Phú Thiện
cần phát huy hơn nữa vai trò của từng cá nhân trong công tác đánh giá viên
chức, nghiên cứu kỹ quy trình đánh giá hiểu và thấy được tầm quan trọng của
công tác này trong đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch viên chức hiện nay, để từ đó
nhận thức đúng đắn và thực hiện có hiệu quả, phát huy dân chủ trong quan, góp
phần xây dựng tập thể BHXH chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ của ngành
trong tình hình mới.
Trong
thời gian đến, cơ quan BHXH cần tiếp tục phối hợp thường xuyên với Ban Tuyên
giáo Huyện ủy tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo, tổ chức
thực hiện, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu
kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn huyện Phú Thiện nói riêng, tỉnh Gia Lai và cả nước nói chung./.
|